ĐBQH Đào Thanh Hải (Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội) tranh luận với ĐBQH Dương Trung Quốc vào sáng nay. Ông Hải khẳng định, việc ông Lê Đình Kình bị thương tích gãy chân là “hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và với gia đình ông Kình đã xông vào để cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra dẫn đến việc đáng tiếc”...

PGĐ Công an Hà Nội Đào Thanh Hải: Không có việc đánh ông Kình gãy chân

Nam Phong | 07/11/2017, 16:05

ĐBQH Đào Thanh Hải (Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội) tranh luận với ĐBQH Dương Trung Quốc vào sáng nay. Ông Hải khẳng định, việc ông Lê Đình Kình bị thương tích gãy chân là “hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và với gia đình ông Kình đã xông vào để cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra dẫn đến việc đáng tiếc”...

>>Khởi tố dân Đồng Tâm vi phạm nhưng công an đánh dân vẫn ngoài pháp luật?

>>ĐB Dương Trung Quốc: Hà Nội đã thanh toán tiền cơm cho dân Đồng Tâm chưa?

>>Khai trừ Đảng Bí thư Đảng ủyxã Đồng Tâm

>>Công an Hà Nội kêu gọi người bắt giữ CSCĐ trong vụ Đồng Tâm đầu thú

>>Có sự buông lỏng quản lý đất quốc phòng khu sân bay Miếu Môn, Đồng Tâm

Tại phiên thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, chống tham nhũng sáng nay (7.11), đại tá Đào Thanh Hải, PGĐ Công an TP. Hà Nội (đoàn đại biểu TP. Hà Nội) đã giơ biển tranh luận lại ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) phát biểu vào sáng 2.11 trước Quốc hội về vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Theo đại tá Đào Thanh Hải, trong phần thảo luận về kinh tế - xã hội thì đại biểu Dương Trung Quốc nhắc tới vụ án xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội có nêu về vấn đề lực lượng công an đánh ông Lê Đình Kình gây thương tích tại sao vẫn chưa xử lý.

Đại tá Đào Thanh Hải nói: “Qua đây, với diễn đàn Quốc hội và cử tri cả nước đang theo dõi thì tôi xin thay mặt cho công an thành phố Hà Nội và phát biểu ý kiến nói rõ quan điểm rõ ràng của việc kết luận thanh tra là hoàn toàn đúng và việc công an thành phố Hà Nội thực thi nhiệm vụ là hoàn toàn theo đúng quy định pháp luật”.

Vị Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định: Ngay sau khi xảy ra vụ án thì Bộ Công an đã rất nghiêm túc đã thành lập đoàn thanh tra do đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn. Quá trình thanh tra cũng đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác việc chấp hành pháp luật, việc thực thi pháp luật của lực lượng công an thành phố Hà Nội.

Sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình thì gia đình nhà ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và đã xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gẫy chân. Khi ông Kình gẫy chân thì ông có tố giác một cán bộ đã đánh ông gẫy chân. Trong thực tế quá trình thanh tra, điều tra, kiểm tra lại thì đồng chí cán bộ đó có mặt tại hiện trường nhưng không hề tham gia vào việc bắt giữ và đồng chí ở cách đó một đoạn.

"Căn cứ vào kết luận thanh tra thì không có kết luận, không có vấn đề gì liên quan đến quá trình lực lượng thực thi nhiệm vụ đánh để gây thương tích cho ông Kình mà hoàn toàn trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và với gia đình ông Kình đã xông vào để cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra dẫn đến việc đáng tiếc như vậy", đại tá Hải khẳng định.

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi vào sáng 2.11: “Chúng ta đã khởi tố những người dân Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp lại đứng ngoài vòng pháp luật, điều đó gây bức xúc cho người dân?”

Sau giờ nghỉ giải lao, đại biểu Dương Trung Quốc tham gia tranh luận. Ông nói: “Tôi không trả lời câu hỏi tranh luận vừa rồi, tôi muốn bình luận tại sao cho tới bây giờ thông tin ấy đã đến được Quốc hội. Sự việc đó xảy ra hơn nửa năm rồi, phải chăng đó là cách làm của cơ quan Hà Nội làm cho chúng ta không nhớ lại câu chuyện xảy ra trên cầu Thăng Long, nhỡ tay, vung tay lên đánh ngã người khác. Tôi thấy việc đó không nên biện bạch, các đồng chí nên công khai nói sự việc ấy để nhân dân bình luận, để xem 1 ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân được hay không. Đây ngay cả đối với luật người cao tuổi, chúng ta cũng không tuân thủ, kể cả khi người ta có tội. Tôi không nói dài việc này nữa”.

Vị ĐBQH đã trực tiếp về Đồng Tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và thực tế, phát biểu trước QH: “Chủ đề chúng ta bàn hôm nay, chúng tôi muốn tiếp cận bằng nhận thức của mình để tìm giải pháp. Tôi muốn nhắc lại nội dung tôi đã trình bày trong kỳ họp trước về Báo cáo của Chính phủ.

Tôi nói với Thủ tướng rằng mong Thủ tướng từng bước, tiến tới xóa bỏ cách làm là phạt cho tồn tại. Phạt cho tồn tại đã rất là phổ biến rồi, nó tưởng như rất nhỏ nhặt, nhưng nó tích tụ và có sức tàn phá rất lớn đối với pháp luật, làm nhờn pháp luật và nguy hại hơn, nó chính là nguồn gốc cùng với cơ chế xin - cho, nó làm băng hoại chính đội ngũ cán bộ của chúng ta. Hiện tượng chúng ta nêu lên là tham nhũng vặt, đó là điều hết sức nguy hại, là vụ việc lớn chúng ta xử lý bằng pháp luật.Còn nếu chúng ta coi nhẹ những việc kia thì sự băng hoại đối với bộ máy của chúng ta kéo theo sự băng hoại đối với lòng tin của người dân đối với nhà nước. Bởi vậy, chúng tôi rất mong chúng ta đừng bỏ qua và tôi rất mừng là có đại biểu nhắc lại câu chuyện này.

Đồng thời, chúng ta cũng thấy cũng vì cách suy nghĩ như thế thường xuyên chúng ta thấy điệp khúc, chúng ta xử lý không đủ, các hình phạt của chúng ta quá thấp. Chế tài của chúng ta quá nhẹ, mà chế tài là ai làm, là chúng ta làm. Chúng ta làm trên cơ sở pháp lý, trên cơ sở thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của người dân, không có gì ngăn cản chúng ta có những chế tài mạnh mẽ, nhất là trong những lúc như thế này. Rất nhiều tác hại lớn nhưng chúng ta xử lý rất nhẹ, càng làm nhờn pháp luật và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chúng ta thấy bộ máy của chúng ta phải thật lực làm mà vẫn để lại không ít những yếu tố mà xã hội cảm thấy còn đòi hỏi phải làm nhiều hơn nữa”.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGĐ Công an Hà Nội Đào Thanh Hải: Không có việc đánh ông Kình gãy chân