Một số tài liệu từ vụ rò rỉ thông tin Panama Papers cho thấy một giám đốc ngân hàng Anh đã giúp đỡ Triều Tiên trong việc bán vũ khí và mở rộng chương trình hạt nhân, bất chấp sự phản đối từ quốc tế.

Panama Papers: Giám đốc ngân hàng Anh ‘đi đêm’ với Triều Tiên

Hàn giang | 07/04/2016, 20:32

Một số tài liệu từ vụ rò rỉ thông tin Panama Papers cho thấy một giám đốc ngân hàng Anh đã giúp đỡ Triều Tiên trong việc bán vũ khí và mở rộng chương trình hạt nhân, bất chấp sự phản đối từ quốc tế.

Giám đốc ngân hàng Anh, ôngNigel Cowie, sống tại Triều Tiên trong hơn 20 năm qua, bị cáo buộc thành lập một công ty ở nước ngoài dưới sự kiểm soát của Bình Nhưỡng, qua đó hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân và bán vũ khí cho các nước. Thông tin về việc ông Cowie giúp đỡ Triều Tiên bán vũ khí được phát hiện sau khi các tài liệu bí mậtcủa công ty luật Mossack Fonseca tại Panama bị tiết lộ.

Ông Cowie chuyển đến sinh sống tại Triều Tiên vào năm 1995 và trở thành người đứng đầu Ngân hàng tín dụng Daedong (DCB) - ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại quốc gia Đông Á này. DCB ban đầu hoạt động trong một khách sạn nhỏ ở Bình Nhưỡng với 3 nhân viên. Năm 2006, ông Cowie thu mua 70% cổ phần của DCB đồng thời mở một chi nhánh tại Virgin Islands, Anh, với tên gọi DCB Finance Limited và hợp tác với công ty luật Mossack Fonseca tại Panama.

Trong năm 2013, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Daedongkhi cho rằng ngân hàng hỗ trợ tài chính cho chính quyền Bình Nhưỡng phục vụ cuộc chạy đua vũ trang trên bán đảo Triều Tiên.

Theo hãng tin Reuters, chi nhánh DCB Finance Limited đóng vai trò tích cực trong hoạt động kinh doanh của Công ty Phát triển Khai khoáng Triều Tiên và giao dịch tài chính cho Ngân hàng Thương mại Tanchon, cả hai đều đang chịu các lệnh trừng phạt của Washington do liên quan đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết kể từ năm 2006, DCB đã dùng chi nhánh tại nước ngoài để thực hiện giao dịch tài chính quốc tế như một giải pháp tránh sự giám sát của các tổ chức tài chính. Ngoài ra, DCB cũng sử dụng Mossack Fonseca để thành lập một công ty khác là Phoenix Commercial Ventures Limited, hay liên doanh với Cơ quan văn hóa Bình Nhưỡng để mở công ty sản xuất đĩa CD và đầu DVD.

Tuy nhiên, trong năm 2010, khi Mossack Fonseca phát hiện DCB tiến hành các giao dịch hỗ trợ cho Triều Tiên đã quyết định ngừng việc hợp tác. Mossack Fonseca nhận ra những giao dịch bất minh của DCB khi Cơ quan điều tra tài chính tại Virgin Islands yêu cầu cung cấp chi tiết mọi hoạt động của DCB Finance Limited.

Trước khi chuyển đến Triều Tiên, ông Cowie làm việc cho Ngân hàng HSBC tại Hồng Kôngvà là một người thông thạo cả tiếngHàn Quốc lẫn Trung Quốc. Tại Bình Nhưỡng, Giám đốc DCB đã có nhiều cuộc phỏng vấnvới các nhà báo nước ngoài, ca ngợi Triều Tiên là một quốc gia phù hợp để đầu tư.

Hàn Giang (theo The guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Panama Papers: Giám đốc ngân hàng Anh ‘đi đêm’ với Triều Tiên