Về việc xử lý các cá nhân có liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, Chính phủ sẽ có những xem xét về trách nhiệm sau khi đánh giá các nguyên nhân, hậu quả. Theo đó, sẽ đánh giá đúng theo mức độ vi phạm để có hình thức phù hợp.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: 'Sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân trong thảm họa Formosa'

Trí Lâm | 19/07/2016, 19:34

Về việc xử lý các cá nhân có liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho rằng, Chính phủ sẽ có những xem xét về trách nhiệm sau khi đánh giá các nguyên nhân, hậu quả. Theo đó, sẽ đánh giá đúng theo mức độ vi phạm để có hình thức phù hợp.

Báo cáo vụ cá chết trước Quốc hội

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo ngày19.7 do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, vụ Formosa khiến cá trênbiển miền Trung chết hàng loạt, Chính phủ đãhọp báo và có những thông tin rất kỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo ông Phúc, đối tượng gây ra xả thải cũng đã rõ, đối tượng vi phạm cũng đãđền bù thiệt hại. ĐBQH cũng đã đề nghị Chính phủ có báo cáo về vấn đề liên quan đến Formosa. Chính phủ cũng đã có những chuẩn bị báo cáo để gửi đến các ĐBQH.

Về việc xử lý các cá nhân có liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, Chính phủ sẽ có những xem xét về trách nhiệm sau khi đánh giá các nguyên nhân, hậu quả. Theo đó, sẽ đánh giá đúng theo mức độ vi phạm để có hình thức cho phù hợp.

“Tôi nghĩ các cơ quan Chính phủ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp đối với các cá nhân trong vụ việc của Formosa”,ông Phúc nói.

Trước đó, trong văn bản của Văn phòng Chính phủ ngày 13.7 về việc chuẩn bị nội dung kỳ họpthứ nhất, Quốc hội khóa 14, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo củaChính phủ về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng cá chết tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên -Huế để gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Lỗi sai Bộ Luật hình sự được đóng dấu mật?

Cũng tại cuộc họp báo này, thông tin về việc để xảy ra nhiều lỗi sai trong Bộ luật Hình sự, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là điều rất đáng tiếc vì luật chưa có hiệu lực đã phải dừng lại và tiếp tục sửa hơn 90 điều.

"ĐBQH sẵn sàng nhận trách nhiệm, không từ chối. Đây không phải do quy trình thủ tục, đây là bộ luật duy nhất trong số 107 luật bộ luật ban hành sau Hiến pháp 2013 ra có nhiều sai sót như vậy. Ủyban Thường vụ Quốc hội đã nhận trách nhiệm, tới đây sẽ xem xét vụ thể trách nhiệm của các cá nhân, một cách công minh, không né tránh",ông Phúc nói.

Trả lời báo chí về việc Luật Hình sự "đóng dấu mật" đối với những sai sót, ông Phúc cho hay, nguyên nhân là đang trong quá trình sửa chữa.

“Việc sửa luật sẽ đượccông khai vìsửa xong còn phải lấy ý kiến nêntrước sau gì cũng phải công khai. Hiện nay đang trong quá trình làm nên để dấu mật, tránh sai sót không đáng có, tránh việc bị hiểu lầm”, ông Phúc cho hay.

Theo ông Phúc, hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho Chính phủ có báo cáo, thành lập cơ quan soạn thảo cụ thể, giải trình. Đồng thời, giao Ủy ban Tư pháp giám sát, thẩm tra việc sửa đổi và báo cáo Quốc hội. Dự kiến là sẽ cố gắng trình tại kỳ họp thứ 2.

Về trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra sai sót đối với Luật Hình sự,theo ông Phúc, trên cơ sở xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng các điều trong luật thìsẽ xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân của khóa 13 và cả khóa 14. Trách nhiệm này là của những người trực tiếp trình ra, thẩm tra Bộ Luật đó.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ĐBQH Lê Như Tiến cho biết,trong Bộ luật Hình sự mà sai đến hơn 90 nội dung thì phải sửa lại, dừng hiệu lực thi hành, để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 để sửa đổi, bổ sung những luật này.

ĐBQH Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Theo ông Tiến, trách nhiệm trước tiên là cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, rồi các vị đại biểu Quốc hộibấm nút thông qua cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, bên cạnh những lý do chủ quan thì cũng có những nguyên nhân khách quan. Bộ luật lớn như vậy thì cần phải có quỹ thời gian nhiều hơn, chứ làm vội vội vàng vàng, ép trong một thời gian ngắn thì khó có thể kiểm soát hết được.

"Sau này, chúng ta không nên chạy theo số lượng luật mà phải làm thật kỹcàng. Nếu chạy theosố lượng mà để xảy ra những sai sót như vừa qua thì chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi bổ sung. Đó là bài học đắt giá đặt ra cho Quốc hội nhiệm kỳ 14 và các nhiệm kỳ sau”, ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng đề nghị các cơ soạn thảo như Chính phủ, Bộ Tư pháp vàcơ quan thẩm tra như Ủy ban Tư pháp củaQuốc hội cần phải có trách nhiệm cao hơn, phải vào cuộc ngay từ đầu để hạn chế thấp nhất những sai sót có thể xảy ra.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: 'Sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân trong thảm họa Formosa'