Trả lời báo chí về việc có đưa phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về vụ kiện giữa Philippies và Trung Quốc hay không, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 sẽ không đưa vấn đề này ra báo cáo, bàn luận.

Phán quyết của Tòa Trọng tài không được báo cáo tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa 14

Trí Lâm | 19/07/2016, 18:39

Trả lời báo chí về việc có đưa phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về vụ kiện giữa Philippies và Trung Quốc hay không, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 sẽ không đưa vấn đề này ra báo cáo, bàn luận.

Ngày 19.7, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14. Chủ trì cuộc họp báo là ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thưký Quốc hội.Trả lời báo chí trong cuộc họp báo về việc có đưa phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về vụ kiện giữa Philippies và Trung Quốc hay không, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 sẽ không đưa vấn đề này ra báo cáo, bàn luận.

Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, vấn đề phán quyết của PCA tương đối mới, do đó, để đảm bảo kỹlưỡng, chu đáo thì kỳ họp thứ nhất Quốc hội sẽ không báo cáo về vấn đề này mà để đến kỳ họp thứ 2.

Trước đó, ngày 12.7, Tòa Trọng tài Thường trực PCA đã ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippies và Trung Quốc. Thông cáo báo chí PCA phát đi nêu rõ, Tòa Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông.

Về mặt nội dung thực chất, Tòa kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước.Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước.

Tòa cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển,ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn".

Lên tiếng về điều này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã hoan nghênh việc Tòa PCA ra phán quyết và sẽ có phát ngôn chính thức về điều này sau đó.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, giáo sưNgô Vĩnh Long tại Đại học Maine (Mỹ) cho biết, nhiều điểm trong phán quyết rất có lợi cho Việt Nam vì "đường lưỡi bò" không những đã lấn chiếm EEZ của Việt Nam nhiều nhất mà còn đe doạ an ninh của Việt Nam trên biển cũng như các đảo và bãi ngầm đang quản lý.

Theo ông Long, phán quyết này sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam trong việc vận động sự ủng hộ của thế giới khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay đe doạ sự an toàn của ngư dân Việt Nam trên biển như Trung Quốc đã từng làm.

Ông Long cho hay, điểm 2 của phán quyết đã đề cậpở trên khẳng định là tất cả các thực thể ở Trường Sa, trong đó có đảo Itu Aba (Ba Bình), là đảo có tranh chấp lớn nhất không chỉ ở Trường Sa mà cả đối với Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh.

Do đó Trung Quốc không thể viện cớlà có chủ quyền ở Hoàng Sa để tiếp tục đe doạ các tàuthuyền hay đánh đắm tàu cá của ngư dân khi đến gần Hoàng Sa như Trung Quốc đã từng làm.

“Từ giờ trở đi khi tàu bè Trung Quốc tấn công các tàu bè ởnhững khu vực Trung Quốc không có chủ quyền thì chính phủ các nước có công dân bị thiệt hại có thể đem Trung Quốc ra kiện trước Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice, ICJ) và những cơ quan pháp quyền quốc tế khác”, ông Long nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phán quyết của Tòa Trọng tài không được báo cáo tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa 14