“Tui chỉ mong được ai đó cấp cho giấy chứng minh nhân dân (CMND). Có CMND mình mới có quyền công dân, được cấp tiền người già, được thêm khoản nào đỡ khoản ấy để trang trải, khi nào chết thì thôi”, ông Siêng tâm sự.

Ông lão 80 tuổi đạp xe đi bán kem, mơ ước có giấy CMND

Thanh Tuấn | 22/08/2016, 10:23

“Tui chỉ mong được ai đó cấp cho giấy chứng minh nhân dân (CMND). Có CMND mình mới có quyền công dân, được cấp tiền người già, được thêm khoản nào đỡ khoản ấy để trang trải, khi nào chết thì thôi”, ông Siêng tâm sự.

Nỗi bất hạnh của người đàn ông52 năm bán kem

Tại nhà trọ không tên nằm trong hẻm 245 đường Thủ Khoa Huân thuộc khóm Châu Long 5, phường Châu Phú B, TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang, hiện có cụ già 80 tuổi (SN 1936) vẫn ngày ngày đạp xe đi bán kem dạo.

Nhiều lúc ông Siêng khôngvề nhà trọvì lo thùng kem bán chưa hết

Trong trí nhớ lúc còn lúc mất với đôi tai đã kém, ông xưng tên là Trần Văn Siêng (80 tuổi, quê ở Cái Răng, TP.Cần Thơ). Xuất thân trong gia đình nghèo nên ông không được ăn học. Năm 28 tuổi ông cưới vợ rồi làm nghề bán kem, đến bây giờ ngót đã 52 năm.

Ông Siêng cho biết2 người con của ông đều khôngđược học hành. Người con trai lớn tên Trần Văn Vĩnh (độ chừng 50 tuổi) xưa làm nghề hốt rác. Thu nhập từ nghề lao công chẳng được là bao, nhưng hễ làm ra đồng nào thì anh Vĩnh lạimua rượu đế nhậu đến quay cuồng.

“Tui chẳng nhớ nó đi năm nào, chỉ biết vào 1 ngày nọ, nó bỏ nhà đi. Lúc đó nó có vợ rồi và không biết đi đâu.Từ đó đến nay nó chưa một lần trở lại. Tui cũng chẳng biết nó còn sống hay đã chết nữa”, ông Siêng nói về anh Vĩnh.

Năm 1986, khi người con gái út (tên Trần Thị Hồng) lên 18 tuổi, cũng bỏ nhà trốn đi vượt biên,tìm đường đổi đời. Rồi từ đó chẳng còn tung tích gì nữa. Vợ ông vì nhớ đứa con gái hiếu thảo mà sinh bệnh. 20 năm trước, vợ ông Siêng bệnh nặng nên qua đời. Ông đành bán nhà đất duy nhất đang ở để trả tiền nợlo thang thuốc cho vợ. Buồn chán cuộc sống gia đình bất hạnh nên ông Siêngcũng bỏ xứ ra đi...

Ông Siêng đạp xe vớithùng kem lên thuê nhà trọ ở gần Đài khí tượng Thủy văn TP.Châu Đốc ở, rồi ngày ngày đi bán kem dạo. Lúc mới lên Châu Đốc ông còn giữ giấy CMND. Nhưng trong một lần người ở xóm đến lấy quần áo giặt giùm, ông bỏ giấy CMND trong bóp để ở túi quần rồi mất.

Ông Siêng đã 52 năm bán kem nhưng vẫn nghèo

Ở nhà trọ tại đây được 5 năm, ông đi thuê nhà trọ khác sống được 5 năm nữa vàcũng làm nghề bán kem. “Tui ở nhà trọ này được 10 năm rồimà trong người không có miếng giấy lận lưng. Tui sợ người ta đuổi không cho ở trọvì mình không có CMND”, ông Siêng tâm sự.

Chật vật và âu lo khi một mình ở trọ

Ông Siêng nóiông chí thú lao động nhưng cái nghèo cứ quấn lấy đời ông. Ông không hút thuốc, uống rượu hay cà phê, nhưng “tay làm hàm nhai” vẫn không đủ sống. Chính vì thế mà đã 80 tuổi, hàng ngày ông vẫn phải dắt chiếc xe đạp cà tàng rời phòng trọ chở thùng kem đi bán.Mỗi ngày ông bán được khoảng 100 cây kem, lời 100.000 đồng. Sau khi trừ tiền ăn uống thì ông còn dư chừng 60.000 - 70.000 đồng. Rồi cũng có nhiều ngày bán ế dù đã chạy rã cẳng 60-70km, ông đành chạy xe về phòng trọ, ngậm ngùi nhìn từng cây kem trong thùng dần tan thành nước.

“Nhiều ngày tui bán hoài không hết kem, cứ đạp xe lủi thủi trong đêm mà bán. Hễ đạp tới đâu mỏi mệtthì tui tìm băng ghế đá ngồi ngủ gục. Tỉnh dậy là chạy đi bán tiếp, có khi đến sáng hôm sau mới về nhà trọ. Hiểu được hoàn cảnh của tuinên nơi bỏ mối kem tặng cho tui cái tủ đông nhỏ đểchống ế. Gần đây, nhờ có cái tủ đông này mà tui đỡ lỗ.Nhưng cái tui lo nhất là mình không có giấy CMND, không có quyền công dân. Tui 80 tuổi rồi mà không được chính quyền cho tiền “lương người già”vì tui không có CMND. Tui đâu dám về quê làm giấyvì nghỉ bán 1 ngày là đói tới nơi”, ông Siêng thổ lộ.

Ông Siêng bên căn phòng trọ chật hẹp

“Nếu không có, tui chết hổng biết để mộ bia sao cho con tui nó tìm. Thời gian tui không còn nữa chú ơi”, ông Siêngnói thêm.

Theo ông Siêng, ông thuê phòng trọ 400.000 đồng/tháng, cộng tiền điện, nước khoảng 200.000đ/tháng nữa tính ra 600.000 đồng. Bình quân mỗi ngày ông phải kiếm được 50.000 đồng tiền lời mới có đủ trang trải, ăn uống.

“Ổng không có CMND để lãnh tiền người cao tuổimà sức khỏe ngày càng suy yếu. Thấy ổng đơn độc và nghèo khó nên bà con ở đây cũng tiếp gạo, nấu cơm cho ổng ăn. Ai giúp làm CMND cho ổng được thì bà con ở đây mừng lắm, chứ ổng già quá rồi mà còn bươn chải thì tội nghiệp”, anh Cao Thanh Trường, người ở chung nhà trọ kể.

Ông Diệp Quang Vũ, Phó chủ tịch UBND phường Châu Phú B chia sẻ: “Tụi tui sẽhỏi lại công an coi có cách nào làm giấy CMND cho ông Siêngkhông. Nhưng trước mắt do ông là người già neo đơn nên sẽ cấp sổ tạm trú, sau đó xét cấp hộ cận nghèo để ông có BHYT đỡ lo phần bệnh tật. Nếu có CMND thì tụi tuimới xét trợ cấp tiền người cao tuổi được. Tụi tui sẽ giúp ông Siênghết mình”.

Nguyễn Tuấn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông lão 80 tuổi đạp xe đi bán kem, mơ ước có giấy CMND