Kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng để lừa đảo, trục lợi thông qua nhiều hình thức lại có xu hướng nở rộ, gây bức xúc dư luận.

Núp bóng công nghệ, đa cấp biến tướng ngày càng nở rộ

Tuyết Nhung | 28/06/2021, 18:19

Kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng để lừa đảo, trục lợi thông qua nhiều hình thức lại có xu hướng nở rộ, gây bức xúc dư luận.

Bán hàng đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 2000, khi gia nhập chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, một trong những điều khoản mà các nước yêu cầu Việt Nam phải thực hiện là việc chấp thuận hoạt động kinh doanh đa cấp, chính điều này đã tạo ra một làn gió mới thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên trong giai đoạn ban đầu, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, nhiều loại hình đa cấp biến tướng cũng núp bóng và phát triển, mọc lên đầy rẫy trên thị trường. Rất nhiều vụ việc liên quan đến các doanh nghiệp đa cấp hoạt động trong giai đoạn từ trước 2016 đã khiến dư luận rúng động khi gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn người tham gia, số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

ban_hang_da_cap-1-(1).jpg
Lợi dụng các nền tảng công nghệ, kinh doanh đa cấp biến tướng ngày càng nở rộ - Ảnh: Internet

Sau khi được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đến nay chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp (giảm 67%).

Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2016-2020 mỗi năm ở mức trung bình khoảng 800.000 người, năm 2018 ghi nhận số lượng người tham gia cao nhất ở mức gần 1 triệu 250 ngàn người. Trong đó, thực chất trung bình khoảng 60% số người tham gia là có nhận được hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế từ hoạt động bán hàng đa cấp. Số lượng người còn lại chỉ ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp để được mua sản phẩm với giá ưu đãi dành cho nhà phân phối của doanh nghiệp.

Thực tế này cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hiện nay cũng đã hướng dần tới việc phân phối và lưu thông hàng hóa, không phải là hoạt động đầu tư như trước đây.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai 65 đoàn thanh tra, kiểm tra (sau đó điều tra và xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004), xử phạt số tiền hơn 14 tỉ đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 doanh nghiệp.

Đến nay người dân đã có nhận thức tốt hơn về các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính và có ý thức phòng tránh cao hơn, qua đó cũng giảm thiểu thiệt hại từ các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021-2025 vẫn được cho là vô cùng khó khăn. Các hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép, biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua nhiều hình thức lại có xu hướng nở rộ, gây dư luận rất xấu và đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý liên quan để xử lý vấn đề này.

Do vậy, Bộ Công Thương nhìn nhận việc quản lý kinh doanh đa cấp thời gian tới vẫn gặp những khó khăn vì việc xử lý đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép vẫn chưa đủ mạnh nên các tổ chức, cá nhân vẫn tìm cách lách luật và bất chấp quy định pháp luật để kiếm lời bất chính.

Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép hoặc không có phép đã lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận không nhỏ người dân tham gia. Do đó, các cơ quan quản lý cần phổ biến kiến thức, hiểu biết về hoạt động bán hàng đa cấp để nâng cao nhận thức của người dân.

Đặc biệt, các đối tượng không phép này có phương thức hoạt động tinh vi, phức tạp, lợi dụng môi trường mạng và hình thức thương mại điện tử để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa như kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số… Việc theo dõi, thu thập thông tin, tài liệu để xử lý các đối tượng này rất khó khăn. Trong khi các đối tượng này hoạt động không phép nên không được quản lý theo các quy định pháp luật chuyên ngành hiện nay. Do vậy việc xử lý đối với các đối tượng này cần có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý từ Trung tương tới địa phương.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương cho biết thời gian tới sẽ ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, hướng đến tối đa hóa việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Việc nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý và giám sát của cán bộ quản lý địa phương cũng là một trong những mục tiêu được Bộ Công Thương làm quyết liệt thời gian tới.

Bài liên quan
Vì sao khó đẩy lùi đa cấp trái phép?
Các hình thức đa cấp trái phép ngày càng biến tướng rộng rãi, thường nhắm vào những người trẻ muốn làm giàu nhanh. Bộ Công Thương thừa nhận việc đẩy lùi hình thức này đang gặp rất nhiều khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Núp bóng công nghệ, đa cấp biến tướng ngày càng nở rộ