Ngày 16.3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) đã thông tin chỉ đạo xử lý trước tình hình một số mặt hàng nông sản giảm giá mạnh, khiến nông dân phải vứt bỏ ngoài ruộng.

Nông dân vứt nông sản đầy ruộng, Bộ Nông nghiệp ra chỉ đạo khẩn

Trịnh Giang | 16/03/2018, 14:56

Ngày 16.3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) đã thông tin chỉ đạo xử lý trước tình hình một số mặt hàng nông sản giảm giá mạnh, khiến nông dân phải vứt bỏ ngoài ruộng.

Bộ NN-PTNN cho biết, thời gian quatrên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về hiện tượng giá một số mặt hàng rau,củ tươigiảm mạnh, khiến người nông dân bị thua lỗ.

Cụ thể, sau Tết Nguyên đán 2018, tại nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, các mặt hàng rau vụ đông như bắp cải, củ cải, cải cúc, súp lơ, cà chua... đều bị rớt giá mạnh.

Mới đây, các hộ nông dân trồng củ cải ở xã Tráng Việt (Mê Linh,Hà Nội) đã đổ bỏ hàng trăm tấn củ củ cải trắng xuống sông Hồng vì rớt giá thê thảm. Dù đang chính vụ nhưng giá củ cải chỉ đạt 500 đồng/kg.

Ở nhiều địa phương khác như Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Dương,... giá rau xanh cũng đang xuống thấp chưa từng thấy. Cụ thể, giá mỗi bó cải lớn chỉ khoảng 1.000 -2.000 đồng, bắp cải 3.000 đồng/bắp, su hào 10.000 đồng/6 củ...khiến người dân điêu đứng.

Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giớitại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, HàNội) có 80 ha được sử dụng để trồng củ cải phục vụ cho địa bàn Thành phốcũng như các vùng lân cận. Người nông dân ở xã Tráng Việt đã thay thế giống củ cải Việt Nam sang giống nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản có kích thước lớn, củ to, có củ nặng tới 7 kg. Năm nay, người dân cho biết được mùa lớn, sản lượng tăng cao khiến giá xuống thấp thảm hại và rất khó tiêu thụ. Không còn cách nào khác, người dân đành phải đổ đống ngoài bờ ruộng.

Trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT yêu cầu Cục trưởng Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Cục Bảo vệ thực vật khẩn trươngkiểm tra các nội dung báo chí phản ánh.

Đồng thời Bộ yêu cầu đề xuất các giải pháp khắc phục, nhất là công tác chỉ đạo sản xuất gắn với chế biến và phát triển thị trường các mặt hàng rau, củ… báo cáo Bộ trưởng trước ngày 19.3.2018.

Trịnh Giang
Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân vứt nông sản đầy ruộng, Bộ Nông nghiệp ra chỉ đạo khẩn