Thất bại trong việc vận động Quốc hội bãi bỏ Obamacare đang là một khởi đầu không mấy khả quan cho nhiệm kỳ còn gần 4 năm nữa của Tổng thống Trump, và ngày càng có nhiều người Mỹ tin rằng ông Trump không thể lãnh đạo nước Mỹ vì không thể xây dựng được niềm tin.

Niềm tin với Donald Trump sụt giảm nghiêm trọng sau thất bại bãi bỏ Obamacare

Nhàn Đàm | 29/03/2017, 14:00

Thất bại trong việc vận động Quốc hội bãi bỏ Obamacare đang là một khởi đầu không mấy khả quan cho nhiệm kỳ còn gần 4 năm nữa của Tổng thống Trump, và ngày càng có nhiều người Mỹ tin rằng ông Trump không thể lãnh đạo nước Mỹ vì không thể xây dựng được niềm tin.

Sự kiện Tổng thống Donald Trump không thể thuyết phục được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chấm dứt chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare bằng cách thông qua một chương trình chăm sóc sức khỏe mới mang tên Trumpcare đang trở thành một cơn chấn động thực sự tại Mỹ. Việc ông Trump không thể bãi bỏ Obamacare dù đảng Cộng hòa đang kiểm soát lưỡng viện đang tạo ra những nghi ngờ sâu sắc về khả năng thực sự của vị tân tổng thống, đồng thời cũng dẫn đến những hoài nghi về tương lai của các chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ mà ông Trump đã cam kết sẽ thực hiện. Thất bại này khiến ngày càng có nhiều người Mỹ tin rằng ông Trump không thể lãnh đạo nước Mỹ vì không thể xây dựng được niềm tin.

Không chỉ kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội Mỹ về việc định đoạt số phận Obamacare gây sốc, mà cái cách Tổng thống Donald Trump cùng bộ sậu phản ứng sau đó cũng gây sốc không kém. Ngay sau sự việc, Tổng thống Trump và các cộng sự tuyên bố lý do khiến chương trình chăm sóc sức khỏe mang tên Trumpcare không được thông qua (đồng nghĩa với bãi bỏ Obamacare), trong đó đổ lỗi cho một loạt những cá nhân được xem là phải chịu trách nhiệm chính cho thất bại không mấy dễ chịu này. Danh sách này bao gồm những người được xem là giữ vai trò tư vấn cho ông Trump về kế hoạch Trumpcare, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, các nghị sĩ của đảng Dân chủ, cố vấn đồng thời là con rể Jared Kushner, và cuối cùng là Chánh văn phòng Reince Priebus. Phần lớn trong số này là những người được xem là thân cận với ông Trump.

Ngay lập tức, tuyên bốnhư là một sự đổ lỗi này làm dấy lênlàn sóng chỉ trích trên các phương tiện truyền thông. Theo đó, ông Trump có vẻ như sẵn sàng đổ lỗi về những thất bại của mình cho ngay cả những người thân cận nhất, trong khi hầu hết các tổng thống Mỹ khác sẽ không làm điều này. Thậm chí, đã có không ít quan điểm cho rằng ông Trump đang đem những thói quen lãnh đạo doanh nghiệp vào việc điều hành đất nước. Khi còn làm chủ tịch tập đoàn bất động sản của mình, ông Trump được xem là doanh nhân không thực sự coi trọng chữ tín hay trách nhiệm cá nhân. Nó có thể giúp ông Trump đạt được nhiều thành công trong kinh doanh, nhưng trong chính trị và điều hành đất nước thì điều đó cần phải xem xét lại.

Đối với các nghị sĩ Quốc hội Mỹ, các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa, các đồng minh trên thế giới hay thậm chí là với các đối thủ của nước Mỹ trên toàn cầu, thì những phát ngôn của tổng thống Mỹ được xem như một sự đảm bảo và đáng tin cậy. Tin tưởng là một nền tảng để tiến hành các cuộc đàm phán dù ở bất cứ đâu. Nhưng có vẻ như ông Trump đang làm trái với nguyên tắc cơ bản nàyvà nó đang tạo ra một sự lo ngại lớn.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ George Shultz trong chương trình “Face the Nation” trên kênh truyền hình CBS vào ngày 26.3 vừa qua, cho biết: “Tổng thống phải tạo ra được một bầu không khí tin cậy. Niềm tin là điều cốt lõi nhất trong lĩnh vực này. Điều quan trọng nhất là một vị tổng thống phải để mọi người thấy rằng ông ấy nói những điều ông ấy nghĩ và bằng cách nào đóông ấy thực hiện được chúng”.

Rõ ràng là Donald Trump có thể nói về những thay đổi trong các vấn đề ưu tiên của mình, sự thay đổi các chiến lược hay các liên minh mới, nhưng cái cách mà vị tổng thống này tiếp cận không chỉ thiếu hiệu quả (như thất bại trong việc bãi bỏ Obamacare) mà nó còn gây ra sự mất niềm tin nghiêm trọng không chỉ từ phía những cố vấn thân cận mà còn của cảngười dân trong xã hội Mỹ. Có rất ít trường hợp các tổng thống Mỹ từ xưa đến nay đổ lỗi cho những cố vấn thân cận vì những thất bại trong chính sách của mình như Donald Trump vừa làm.

Mọi thứ được kỳ vọng sẽ khả quan hơn khi những vấn đề về giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng được đưa ra Quốc hội Mỹ trong thời gian tới. Đây được xem là những lĩnh vực mà Tổng thống Trump am hiểu hơn so với các chương trình chăm sóc sức khỏe, đồng thời các nghị sĩ của cả hai đảng cũng đa phần ủng hộ các chính sách này. Tuy nhiên, cách hành xử sau thất bại của ông Trumpđang tạo ra một ấn tượng rất xấu trong các nghị sĩ và người dân Mỹ về cách thức và năng lực điều hành của vị tân tổng thống. Ông Trump đã tạo ra được một ấn tượng tốt về sự trung thực khi đã giữ lời hứa về các vấn đề như thương mại tự do và hạn chế nhập cư ngay sau khi nhậm chức, nhưng giờ đây ấn tượng tích cực đó đang bị bào mòn với một tốc độ đáng ngạc nhiên sau thất bại trong việc thay thế Obamacare.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Niềm tin với Donald Trump sụt giảm nghiêm trọng sau thất bại bãi bỏ Obamacare