Chính quyền Đài Loan vừa tuyên bố một kế hoạch cải tổ nền kinh tế với một chương trình kích cầu có giá trị lên tới 28,9 tỉ USD, trong đó đặt mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế của mình thay vì tình trạng quá phụ thuộc vào xuất khẩu như những năm vừa qua. Về cơ bản, nó có khá nhiều điểm tương đồng với chương trình kích thích kinh tế Abenomics mà Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành với nền kinh tế Nhật Bản trong vòng 3 năm qua.

Đài Loan tiến hành tự cường kiểu Nhật đối phó với Trung Quốc

Nhàn Đàm | 29/03/2017, 09:11

Chính quyền Đài Loan vừa tuyên bố một kế hoạch cải tổ nền kinh tế với một chương trình kích cầu có giá trị lên tới 28,9 tỉ USD, trong đó đặt mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế của mình thay vì tình trạng quá phụ thuộc vào xuất khẩu như những năm vừa qua. Về cơ bản, nó có khá nhiều điểm tương đồng với chương trình kích thích kinh tế Abenomics mà Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành với nền kinh tế Nhật Bản trong vòng 3 năm qua.

Ngày càng có nhiều nền kinh tế lân cận với Trung Quốc thực hiện những bước chuyển về cơ cấu để giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại và những xung đột về chính trị và thương mại với Bắc Kinh đang ngày càng gia tăng, trước đó là Hồng Kông (TQ) và giờ đây là Đài Loan (TQ).

Chính quyền Đài Loan vừa tuyên bố một kế hoạch cải tổ nền kinh tế với một chương trình kích cầu có giá trị lên tới 28,9 tỉ USD, trong đó đặt mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế của mình thay vì tình trạng quá phụ thuộc vào xuất khẩu như những năm vừa qua. Phần lớn gói kích thích kinh tế này sẽ được tập trung vào thị trường nội địa của Đài Loan, chủ yếu làcác lĩnh vực như cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng dựa chủ yếu vào các động lực sản xuất và tiêu dùng nội địa. Tất cả diễn ra vào đúng thời điểm mà mối quan hệ giữa 2 eo bờĐài Loan đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Chính quyềnĐài Loan muốn giảm sự phụ thuộc vào kinh tế đại lục vốn đang là đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Theo kế hoạch được chính quyền Đài Loan công bố, hầu hết khoản kinh phísẽ được dành cho các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng nội địa: từ đường sắt cho tới các hệ thống vận tải biển với mục đích tăng tính kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn với nhau cũng như giữa các đô thị với vùng nông thôn. Viện trưởng hành chính viện (tương đương Thủ tướng) Đài Loan Lin Chuan khi công bố bản kế hoạch ngân sách hôm 23.3 vừa qua, đã cho biết đây là bước đi trọng tâm trong việc cải tổ nền kinh tế: tập trung gia tăng sự đa dạng hóa của kinh tế Đài Loan và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Ở thời điểm hiện tại, khoảng 2/3 GDP của Đài Loan đến từ xuất khẩu, trong đó khoảng 40% là sang thị trường Trung Quốc. Ngoài việc củng cố và phát triển hạ tầng cơ sở để thúc đẩy kinh tế quốc nội, Đài Loan còn dự định sẽ chi khoảng 58,7 tỉ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Theo ước tính, kế hoạch cải tổ nền kinh tế của Đài Loan sẽ diễn ra trong vòng 8 năm, với tổng chi phí tương đương khoảng 15% GDP của nền kinh tế trong một năm.

Kế hoạch cải tổ theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế này của Đài Loan đang nhận được những đánh giá tích cực. Chính quyềnĐài Loan đã tăng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2017 từ 1,92% lên mức 2,1%. Dự kiến tăng trưởng GDP trong năm 2018 của Đài Loan cũng sẽ lên tới 2,7%. Ông Rick Lo, nhà kinh tế trưởng tại Fubon Financial, cho rằng kế hoạch này sẽ giúp kinh tế Đài Loan giảm sự phụ thuộc vào thương mại với nước ngoài và thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong tương lai gần. Rick Lo cũng dự đoán tăng trưởng GDP của Đài Loan trong năm nay sẽ đạt khoảng 2,1-2,2% từ mức dự báo trước đó là khoảng 1,5%.

Trên thực tế, Đài Loan là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và bắt đầu rơi vào suy thoái trong năm 2015 kéo dài đến hết quý 2-2016. Chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một nỗ lực đầu tiên của tân chính quyền Đài Loan nhằm kích thích nền kinh tế bằng các biện pháp tài chính sau cuộc bầu cử vào giữa năm ngoái. Đây cũng là thời điểm mà mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văncho rằng Trung Quốc đã quay trở lại với chính sách dọa nạt với Đài Loan, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn sau cuộc điện đàm giữa bà với Tổng thống Donald Trump sau cuộc bầu cử ở Mỹ.

Theo kế hoạch, các gói kích thích kinh tế này sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua việc phát hành trái phiếu và tiền sẽ được bơm thẳng vào nền kinh tế. Dự kiến sẽ có khoảng 794 triệu USD sẽ được bơm vào nền kinh tế Đài Loan từ nay đến cuối năm 2017, và sẽ tăng lên mức 3,2 tỉ USD trong năm 2018. Điều này sẽ giúp nền kinh tế hoạt động nhanh hơn và đạt năng suất lớn hơn.

Về cơ bản, nó có khá nhiều điểm tương đồng với chương trình kích thích kinh tế Abenomics mà Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành với nền kinh tế Nhật Bản trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên Đài Loan ở thời điểm hiện tại có nhiều ưu thế hơn so với Nhật Bản cách đây hơn 3 năm, khi nền kinh tế của hòn đảo này chưa hề rơi vào cảnh giảm phát trầm trọng kéo dài trong suốt nhiều năm như Nhật Bản, dư địa tăng trưởng của nó cũng còn rất lớn với một thị trường đông dân và có dân số khá trẻ.

Các diễn biến trên thị trường đang cho thấy kế hoạch cải tổ kinh tế này của Đài Bắc đang tạo ra những ảnh hưởng tích cực. Đô la Đài Loan đã đạt mức tỷ giá cao nhất kể từ thời điểm tháng 10.2014, các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang đạt mức tăng cao nhất trong gần 17 năm trở lại đây.

Thủ tướng Lin Chuan cho biết, chính quyền Đài Loan sẽ tuân thủ các quy định về ổn định tài chính. Theo đó, các gói tài chính kích thích kinh tế này sẽ không khiến cho nợ công của Đài Loan vượt quá mức 34,6% GDP, tức là vẫn thấp hơn ngưỡng cho phép của Quốc hội là 40,6%. Nó cho thấy dư địa tài chính có thể sử dụng trong các thời điểm cần thiết để kích thích tăng trưởng của Đài Loan vẫn còn rất nhiềuvà khi cần có thể tăng thêm. Ông Lin Chuan cũng cho biết thêm, ngoài khoản chi 28,9 tỉ USD cho chương trình chuyển đổi nền kinh tế lần này, thì ngân sách Đài Loan trong vài năm tới vẫn sẽ còn dư một khoản đạt khoảng 65,6 tỉ USD, một phần là để ngăn ngừa tình trạng suy thoái nợ nhưng mặt khác cũng sẽ tiếp tục bơm thêm vào nền kinh tế nếu cần thiết.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan tiến hành tự cường kiểu Nhật đối phó với Trung Quốc