Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa quy củ, phức tạp cùng những chuẩn mực khắt khe, ngay cả trong văn hóa ẩm thực của họ cũng vậy. Trên bàn ăn của họ,có những “quy tắc xã giao” mà chúng ta nên học hỏi để tránh rơi vào những tình huống khó xử.

Những quy tắc lịch sự trên bàn ăn của người Nhật chúng ta nên học

16/09/2017, 10:31

Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa quy củ, phức tạp cùng những chuẩn mực khắt khe, ngay cả trong văn hóa ẩm thực của họ cũng vậy. Trên bàn ăn của họ,có những “quy tắc xã giao” mà chúng ta nên học hỏi để tránh rơi vào những tình huống khó xử.

Chỉ dùng khăn ướt để lau tay, không lau mặt

Vào các nhà hàng bây giờ, các bạn luôn được cung cấp 1 chiếc khăn ướt. Ở nhà hàng Nhật cũng vậy, và thói quen của nhiều người là dùng khăn ướt lau mặt và cổ, tuy nhiên, người Nhật dùng khăn này chỉ để lau sạch tay bởi vì sau đó họ sẽ ăn bằng tay. Và sau khi lau xong, họ sẽ xếp lại, để qua một bên.

Không chà và đặt đũa dựng đứng trong bát cơm

Nếu bạn có thói quen chà xát đũa sau khi lấy ra khỏi bao giấy để chiếc đũa nhẵn mịn thì hãy ngưng ngay. Bởi với người Nhật, đây là hành động thể hiện sự xúc phạm, nghĩa là bạn nghĩ rằng chiếc đũa không an toàn hoặc chất lượng kém. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với chiếc đũa vừa mở ra, hãy yêu cầu đổi chiếc đũa khác. Ngoài ra, việc dựng đứng đôi đũa trong bát cơm cũng là điều tối kỵ, bởi vì đây là hành động chỉ dùng trong tang lễ, người chết. Ở Nhật, người ta thường cắm đũa thẳng đứng trong 1 bát gạo trước quan tài của người chết, vì vậy, phép lịch sự là bạn nên đặt đôi đũa nằm ngay trước mặt mình, trên thanh gác đũa.

Không chừa lại thức ăn

Nhiều người có thói quen hay chừa lại một ít thức ăn trên bàn, ngay cả với người Việt cũng vậy, nhưng trong văn hóa trên bàn ăn của người Nhật thì đó là điều không nên. Bỏ phí thức ăn là lãng phí và thể hiện sự không lịch sự, không tôn trọng người chủ nhà, lẫn người nấu ăn.

Không uống một mình

Sake và bia là đồ uống nổi tiếng tại các nhà hàng Nhật, nhưng hãy thận trọng khi uống một mình. Người Nhật rất thích rót đồ uống cho nhau, vì vậy hãy chú ý và cho phép một người bạn rót đầy ly của bạn, sau đó hãy rót lại để đáp lễ họ.

Bạn không nên uống trước cho đến khi tất cả mọi người có mặt trong bàn ăn đã có đồ uống trong tay và sau đó cùng nâng cốc. Khi uống rượu, bạn nên rót vào ly cho người khác trước rồi hãy tự rót cho mình. Nếu cốc người uống cùng mình sắp cạn, bạn nên rót thêm cho họ. Khi một người nào đó muốn rót thêm rượu vào ly của bạn, hãy uống một vài hớp trước khi đưa cốc cho người đó.

Ngoài ra, việc uống quá chén và say xỉn là điều không nên. Nếu bạn không uống nhiều được, hãy nói thẳng và xin phép uống loại thức uống khác.

Ngoài ra, khi ăn, bạn cũng cần nhớ những nguyên tắc sau

Không bao giờ dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp: hành động này bị coi là bất lịch sự ở Nhật Bản. Cũng chẳng lịch sự hơn nếu bạn dùng đĩa cầm tay Tezara để hứng nước sốt hay thức ăn rơi xuống để tránh làm bẩn trang phục. Tốt nhất bạn nên chú ý tới thức ăn và khéo léo khi gắp

- Không cắn đôi miếng thức ăn: bạn nên ăn nguyên miếng và không nên xé nhỏ ra vì người Nhật coi việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát là bất lịch sự. Hơn nữa, đồ ăn của Nhật thường được phân chia thành từng phần rất vừa miệng. Bạn cũng nên che miệng lại khi nhai những miếng to.

- Không nên trộn wasabi (mù tạt xanh) với xì dầu khi ăn: thực khách nước ngoài khi ăn sashimi thường trộn chung wasabi với xì dầu, nhưng đúng ra thì không nên làm thế. Bạn phải cho một chút wasabi lên miếng sashimi, sau đó mới chấm vào xì dầu.

- Lưu ý không úp ngược nắp bát hay tô: khi bạn úp ngược nắp bát hay tô thì người khác sẽ nghĩ bạn đã ăn xong rồi.

- Không đặt vỏ sò hoặc vỏ hải sản lên nắp bát hay vào các đĩa khác: người Nhật coi việc bỏ vỏ sò hay vỏ các loại hải sản lên nắp bát hoặc đặt vào trong các đĩa khác sau khi ăn xong là một điều bất lịch sự. Tuy nhiên đây lại là thói quen của khá nhiều người nước ngoài. Bạn nên đặt vỏ vào chính chiếc bát đựng món đó sau khi ăn xong.

- Không cầm đũa trước khi cầm bát: điều này nói ra khá lạ thường, khi đi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hoặc đĩa lên trước rồi sau đó mới cầm đũa. Khi cần đổi bát thì bạn đặt đũa xuống, sau khi cầm bát mới lên bạn mới cầm đũa lại.

- Không chạm đũa vào đồ ăn nếu không gắp lên: người Nhật Bản coi đó là một điều rất bất lịch sự.

- Không đặt đũa lên trên bát: khi cần muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng đến gác đũa. Nếu không có, bạn cần bọc nó trong tờ giấy quấn lúc đầu và đặt xuống bàn.

- Không trở đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa thức ăn chung: đầu đũa là nơi tiếp xúc với tay bạn nên nó không đảm bảo sạch và tất nhiên là không nên dùng để gắp thức ăn. Bạn nên nhờ người phục vụ lấy thêm một đôi đũa nữa để gắp các món ăn chung.

- Không để đồ ăn cao quá miệng: trên bàn ăn của người Nhật, việc giơ đồ ăn cao quá miệng bị coi là bất lịch sự.

Những nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật đã thể hiện phần nào tính trang trọng đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản. Đối với một số dân tộc khác, những nguyên tắc ấy có thể rất rườm rà và cản trở việc thưởng thức món ăn một cách tự nhiên, nhưng đó là một phần nét văn hóa đẹp trong ẩm thực của xứ sở hoa anh đào.

Trích: Hokkaidosushi.vn

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những quy tắc lịch sự trên bàn ăn của người Nhật chúng ta nên học