Du học là một xu hướng mới đang rất phát triển ở Việt Nam hiện nay và rất được các em học sinh quan tâm, nhất là các em học sinh lớp 12 sắp hoàn tất chương trình giáo dục trung học phổ thông. 

Những điều nên biết về du học Mỹ

Một Thế Giới | 19/12/2013, 17:27

Du học là một xu hướng mới đang rất phát triển ở Việt Nam hiện nay và rất được các em học sinh quan tâm, nhất là các em học sinh lớp 12 sắp hoàn tất chương trình giáo dục trung học phổ thông. 

Là một cường quốc về kinh tế, quân sự, kỹ thuật, nước Mỹ là một trong những điểm đến hàng đầu về du học hiện nay. 
Bài viết này sẽ tập trung vào những đặc điểm nỗi bật của giáo dục đại học tại Mỹ với mong muốn mang lại cho các em học sinh có ý định du học và quý phụ huynh một cái nhìn sâu hơn về nền giáo dục của Mỹ để có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp.

Trường lớp

Giáo dục đại học ở Mỹ  hướng tới việc đào tạo sinh viên một cách toàn diện, thể hiện rõ nét nhất trong cấu trúc chương trình học. 
Nhung dieu nen biet ve du hoc My
 
Thứ nhất, số lớp yêu cầu cho một chuyên ngành học chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số lớp mà sinh viên phải lấy trong cả bốn năm học. Sinh viên còn bắt buộc phải học môt số lớp nhất định cho các ngành như Khoa học tự nhiên, Xã hội học, Ngoại ngữ. 
Một con số không nhỏ sinh viên Việt chọn học hai chuyên ngành khác nhau cùng lúc. Cách phân bố chương trình học như vậy giúp sinh viên tiếp cận với nhiều mảng kiến thức khác nhau và giúp họ thích ứng và hòa nhập nhanh hơn trong cuộc sống và công việc về sau.

Cụ thể:

- Phương pháp học: Tại Mỹ, sinh viên phải thực hiện các bài kiểm tra định kỳ, kết hợp với các bài nghiên cứu độc lập hoặc tham gia cùng các giáo sư. Sinh viên phải tự mình tìm đề tài, lên kế hoạch nghiên cứu và thực hiện đúng hạn. Họ phải hết sức nỗ lực phấn đấu và có tinh thần tự giác cao mới có thể đạt kết quả tốt trong việc học.

- Sĩ số lớp học: Lớp học đại học ở Mỹ, nhất là ở các đại học tư, thường chỉ có trung bình 30-50 sinh viên. Vì vậy, họ được tạo điều kiện và được khuyến khích tiếp cận, học hỏi và trao đổi với giáo sư về mọi vấn đề cả trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

- Thời gian học: Các khóa học ở Mỹ thường kéo dài khoảng 4 năm.

- Giá trị bằng cấp: Là siêu cường quôc hàng đầu thế giới về kinh tế, quân sự và kỹ thuật , không thể phủ nhận rằng bằng cấp của các trường đại học Mỹ rất được coi trọng trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị tấm bằng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như danh tiếng của trừơng, chuyên ngành và kết quả học tập của sinh viên.

Các hoạt động ngoại khóa

Các trường đại học Mỹ luôn tạo điều kiện tối đa cho sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa. Trong các đại học Mỹ rất nhiều hội đoàn sinh viên được lập ra với những mục tiêu khác nhau như là Hội sinh viên quốc tế, Nhóm leo núi, Tổ chức Ân xá Quốc tế…và thông thường các tổ chức này nhận tiền tài trợ mỗi năm từ chính trường đại học. 
Một vài sinh viên Việt Nam thường có suy nghĩ ra nước ngoài là chỉ học và học thôi. Học đúng là quan trọng nhất nhưng nếu bạn thỉnh thoảng tham gia vào các tổ chức ở trường thì bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị mới trong cuộc sống xung quanh. 
Quan trọng nhất là nó sẽ giúp bạn làm quen thêm bạn bè, và cảm thấy gắn bó và yêu quý hơn với  trường lớp cũng như địa phương nơi bạn học tập.

Đi làm, khó hay dễ?

Sinh viên Việt Nam tại Mỹ không gặp quá nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin việc so với sinh viên du học tại các quốc gia khác. 
Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ rất mạnh, do đó nhu cầu lao động ở Mỹ cũng rất cao. Thứ hai, vì bản chất đa chủng tộc của Mỹ cũng như vị trí dẫn đầu của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay mà Mỹ không những thường xuyên cần một nguồn lao động trình độ cao mà còn phải đa dạng và phong phú, và sinh viên nước ngoài du học ở Mỹ chính là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu này. 
Nói vậy không có nghĩa là sinh viên không hề gặp một trở ngại nào trong việc tìm việc. Muốn được các công ty tuyển và bảo lãnh về visa, bạn phải học thật giỏi và rất năng nổ trong các hoạt động. Một số ngành nghề đang khá được ưa chuộng ở Mỹ và dễ xin visa là: tài chính – ngân hàng, y tá, bác sĩ, và nghiên cứu hoặc trợ giảng ở các trường đại học.
Đối với việc đi làm thêm trong khi còn đi học, các trường đại học Mỹ chỉ cho phép sinh viên 20 tiếng trong trường – còn trong các kỳ nghỉ thì không giới hạn số giờ. Nếu sinh viên Việt Nam ở Mỹ muốn làm bên ngoài, dù lúc đi học hay nghỉ hè, thì phải đăng ký với Cục di trú Mỹ. 
Luật pháp Mỹ cố ý hạn chế việc sinh viên nước ngoài đi làm ngoài trường đến mức tối đa. Do đó những bạn nào có ngân sách hạn hẹp và cần đi làm nhiều giờ để lo trang trải chi phí khi đang học thì đây là một điều đáng lưu ý.

An ninh cho sinh viên nước ngoài

Trước hết về kỳ thị, thành thật  mà nói thì ở đâu cũng có kỳ thị, nhưng đôi khi mức độ sự việc bị nhiều người không biết rõ cường điệu hóa lên. 
Trong một vài thập niên gần đây, ở Mỹ có một số lượng dân nhập cư nước ngoài đáng kể cũng như đón nhận rất nhiều sinh viên quốc tế từ mọi nơi trên thế giới về học.
Do đó, thành phần chủng tộc nói chung và thành phần sinh viên du học nói riêng khá đa dạng và phong phú, góp phần giảm bớt   tình trạng kỳ thị hay phân biệt chủng tộc mà nhiều phụ huynh ở Việt Nam vốn lo sợ.

Vấn đề an ninh cũng không phải đáng lo ngại lắm. Do khuôn viên trường khá rộng lớn nên hầu hết đại học Mỹ đều có dịch vụ đón đưa những sinh viên có nhu cầu đi lại vào buổi tối. Ngoài ra nhờ thói quen đi xe hơi ở Mỹ nên sinh viên thường không phải di chuyển một mình mà đi nhờ bạn bè, thầy cô hay người quen, nhờ thế mà giảm được rủi ro gặp nguy hiểm.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin khái quát về các trường đại học Mỹ. Các em học sinh quan tâm đến du học có thể tìm kiếm thêm thông tin bằng cách trực tiếp liên lạc trường yêu cầu họ gửi thông tin giới thiệu hoặc một nguồn thông tin tin cậy khác là hỏi thăm trực tiếp các bạn sinh viên Việt Nam đang học ở những trường này, hoặc là Yola Institute.

Một quyết định du học đúng đắn, khôn ngoan cộng với tính chăm chỉ và lòng quyết tâm sẽ giúp các em đạt được những thành quả như mong ước.

Theo Sinhvienusa.org

Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều nên biết về du học Mỹ