Chuyện tình của các công chúa - hoàng tử xuất thân hoàng gia chưa bao giờ dễ dàng. Họ thường phải trải qua nhiều trắc trở, sóng gió trước khi được tiến tới hôn nhân với người mình yêu...

Những cuộc hôn nhân hoàng gia bất chấp khoảng cách địa vị

Theo Trí thức trẻ | 09/02/2017, 11:17

Chuyện tình của các công chúa - hoàng tử xuất thân hoàng gia chưa bao giờ dễ dàng. Họ thường phải trải qua nhiều trắc trở, sóng gió trước khi được tiến tới hôn nhân với người mình yêu...

1. Cuộc hôn nhân viên mãn của công chúa Nhật và chàng trai nghèo mồ côi cha

Công chúa Sayako là con gái duy nhất của Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko. Công chúa Sayako thích sống theo cách riêng của mình. Đặc biệt, cô muốn hôn nhân đến một cách tự nhiên, không cưỡng cầu gượng ép. Và quả thật Sayako đã lấy chồng là một công chức bình thường. Hai người sống một cuộc sống như bao người dân khác.

Theo Japan Times, công chúaSayako và phu quân Yoshiki Kuroda quen nhau từ nhỏ. Kuroda là bạn học lâu năm của Hoàng tử Akishino, anh trai của Sayako. Tuy nhiên, hai người chính thức bắt đầu tìm hiểu nhau sau buổi đấu tennis do người anh trai thứ hai của công chúa tổ chức. Bạn bè của Kuroda kể rằng anh là một người trầm tính, đứng đắn, mê chụp ảnh và xe đua thể thao.

Từ lần đầu tiên đấu tennis cùng nhau, chàng Yoshiki Kuroda và Công chúa Sayako thường bí mật hẹn hò. Hai người thường gặp nhau qua điện thoại và thổ lộ tình cảm của mình qua email. Người ta đồn rằng lời cầu hôn của chàng cũng được bày tỏ với nàng dưới hình thức tin nhắn qua điện thoại di động. Và điều này đã được hãng Kyodo News của Nhật Bản gọi là "Tình yêu thời đại mới".

Vượt qua mọi mặc cảm về địa vị xã hội, chàng trai nghèo mồ côi cha Kuroda đã chinh phục nàng Công chúa bằng tình yêu chân thành. Đáp lại, Sayako đã bỏ mọi tước hiệu danh giá của hoàng tộc và cuộc sống vương giả nơi hoàng cung để chạy theo tiếng gọi của con tim.

Công chúa Sayako và phu quân Yoshiki.

2. Hoàng thái tử Naruhito 3 lần cầu hôn cô gái giỏi giang xuất thân bình dân

Vào một ngày đẹp trời, trong bữa tiệc trà chiều tiếp đón công chúa Elena của Tây Ban Nha, Hoàng tử Naruhito - trưởng nam của Nhật hoàng Akihito - bị thu hút bởi vẻ trong sáng và thông minh của cô gái trẻ Masako Owada. Hoàng tử đã lập tức trúng tiếng sét ái tình với người con gái "khiến cho người ta dễ chịu và có thể quên mất khái niệm thời gian" ấy.

Nhiều người tưởng rằng đối với những hoàng tử - công chúa xuất thân danh giá, việc yêu và cưới một người là điều cực kỳ dễ dàng. Thế nhưng thái tử Naruhito đã mất đến 6 năm để cố gắng thuyết phục Masako kết hôn với mình. Quá trình này thêm phần gian truân bởi những tranh cãi về ông ngoại của Masako - Yutaka Egashira, người từng là lãnh đạo công ty dính líu đến bê bối xả chất độc vào nước. Một phần cũng vì chính bản thân Masako hiểu rõ sự khắc nghiệt của cuộc sống Hoàng gia Nhật, cũng như nhận ra rằng sẽ chẳng có cô gái nào được sống một cuộc đời đầy màu sắc cổ tích trong hoàng gia cả. Bản thân Masako cũng là một cô gái giỏi giang, có học thức nên cô càng ý thức rõ hơn ai hết cái giá mình sẽ phải đánh đổi cho cuộc hôn nhânnày.

Và sau 6 năm với 3 lần cầu hôn cùng với lời thề son sắt"Anh hứa sẽ bảo vệ em suốt cuộc đời, bằng tất cả khả năng của mình",Thái tử mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Masako.

Tổ ấm hạnh phúc của Hoàng thái tử.

3. Chàng hoàng tử nguyện làm thị vệ của Nữ hoàng Anh vì quá yêu nàng

Ngoài những khó khăn trên chính trường, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng từng gặp phải rất nhiều trở ngại trong tình yêu trước khi chính thức thành vợ chồng với người đàn ông mà số phận đã sắp đặt riêng cho mình.

Năm 13 tuổi, Elizabeth, khi ấy đang là Công chúa nước Anh, đã phải lòng Philip. Trong một lần cùng cha mẹ là Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth tới thăm Trường Cao đẳng Hải quân Hoàng gia ở Dartmouth, Elizabeth đã gặp Philip và đem lòng yêu chàng sĩ quan trẻ tuổi hộ tống mình ngay từ cái nhìn đầu tiên. Philip là một chàng trai thuộc dòng dõi hoàng gia, cũng là một thiếu sinh hải quân 18 tuổi có mái tóc vàng quyến rũ. Sau lần đó, hai người bắt đầu trao đổi thư tay. Elizabeth còn giữ một bức ảnh của Philip bên giường.

Qua những cánh thư và những dịp hiếm hoi được gặp gỡ nhau, chàng đã "tán đổ" nàng. Năm 1946, Philip cầu hôn Elizabeth ở Scoland. Khi đó tình cảm giữa họ đã sâu nặng hơn và Elizabeth đã nhận lời.

Đứng trước lời cầu khẩn của cặp đôi trẻ tuổi, cha của Elizabeth là Vua George, tuyên bố rằng họ phải chờ cho đến khi Công chúa qua tuổi 20. Còn mẹ cô, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất thì cảm thấy hoài nghi. Có rất nhiều lời xì xào xung quanh Philip. Thế nhưng trước sự kiên quyết của Công chúa cùng vẻ chân thành của chàng trai trẻ, Vua và Nữ hoàng đều đã phải mủi lòng. Tháng Giêng năm 1947, họ chính thức công bố về cuộc đính hôn của Công chúa Elizabeth. Philip khi ấy trở thành một công dân Anh và lấy tên là "Mountbatten.

Đám cưới Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và Hoàng thân Philip.

4. Cuộc hôn nhân viên mãn đi lên từ mối tình đầy sóng gió của Hoàng tử William và Công nương Kate

Hoàng tử William và Công nương Kate gặp nhau lần đầu ở trường St Andrews vào tháng 9.2001, khi cả hai đang nghiên cứu môn lịch sử. Và đến năm 2002, Hoàng tử William đã chú ý tới Kate trước khi cô tham gia chương trình thời trang từ thiện hồi tháng 3 cùng năm. Khi đó, Hoàng tử William đã bỏ ra số tiền $360 để có thể ngồi hàng ghế đầu, ngắm nhìn người con gái trong mộng.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Kate đang yêu một chàng trai khác cùng trường và chuyện tình giữa hai người chỉ thực sự bắt đầu khi Kate chia tay người cũ. Và để có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn như hiện nay, tình yêu của họ trừng trải bao thăng trầm và giận hờn của tuổi trẻ.

Đầu năm 2007, người ta bắt gặp William trao cho Kate cái ôm đầy âu yếm sau khi trượt tuyết tại Thụy Sĩ. Chuyện tình tan hợp giữa họ thời bấy giờ đã tốn không ít giấy mực của giới báo chí và nhận được sự quan tâm đông đảo từ phía công chúng.

Nhưng vượt qua bao thử thách, họ đính hôn vào tháng 10.2010 sau khi Hoàng tử William ngỏ lời trong một chuyến thăm Kenya. Đám cưới cổ tích giữa chàng hoàng tử và cô gái thường dân xinh đẹp đã diễn ra ngày 29.4.2011.

Gia đình hạnh phúc của Hoàng tử Anh.

Theo Trí thức trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những cuộc hôn nhân hoàng gia bất chấp khoảng cách địa vị