Khi mùa hè tới, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, viêm não, sốt vi rút hay chân tay miệng lây ở các em nhỏ lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt cần chú ý.

Những bệnh trẻ em hay mắc vào mùa hè, cha mẹ cần lưu ý

Dạ Thảo | 03/06/2022, 23:13

Khi mùa hè tới, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, viêm não, sốt vi rút hay chân tay miệng lây ở các em nhỏ lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt cần chú ý.

Bệnh chân tay miệng gia tăng ở các trẻ mẫu giáo khi đi học

Thời gian vừa qua, các bệnh viện liên tục gia tăng các bệnh nhi bị nhiễm chân tay miệng, đáng lưu ý là có 1 bệnh nhân đã tử vong ở Bình Thuận vì căn bệnh này. Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các tỉnh đề nghị tăng cường công tác chống dịch bệnh mùa hè. Đặc biệt là bệnh chân tay miệng với tốc độ lây lan khá nhanh khi các em học sinh mẫu giáo đi học trở lại sau dịch COVID-19.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không bảo đảm, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. 

Bộ Y tế khuyến cáo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Vệc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch… gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch COVID-19 và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Cha mẹ cần lưu ý cho con trẻ ăn đồ chín, uống nước sôi, thường xuyên lau sạch các bề mặt tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi. Đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ bệnh, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Sốt xuất huyết, tiêu chảy

Với thời tiết khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như sốt xuất huyết hay tiêu chảy gia tăng. Bệnh sốt xuất huyết và tiêu chảy là bệnh do vi rút lây lan ủ bệnh. Bên cạnh những triệu chứng bệnh phổ biến là sốt cao lên tới 39-40 độ C, phát ban, cơ thể mệt mỏi thì còn có một số biểu hiện như trên da có biểu hiện phát ban, xuất huyết dưới da. Xuất huyết nhiều thì có biểu hiện như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và nôn ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu lợi, bị bầm ở vết tiêm, xuất huyết nội tạng, gây nên sốt xuất huyết bị tiêu chảy.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để chuẩn đoán và điều trị, tránh nguy hiểm tính mạng. nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc vi rút, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Khi bị sốt xuất huyết và tiêu chảy cần cho người bệnh bù nước và điện giải bằng cách uống nước oserol, nước mía hoặc nước ép bưởi để bù vào lượng nước đã mất khi bị sốt xuất huyết bị tiêu chảy. Ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng, ăn các món dễ nuốt như cháo, súp, chia thành nhiều bữa trong ngày. Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng như tiêu chảy thì cần đến bệnh viện điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viêm não Nhật Bản

Mùa hè nóng nực là thời điểm thích hợp để bệnh viêm não Nhật Bản B xuất hiện và khả năng bùng phát dịch. Bệnh viêm não Nhật Bản B do vi rút Arbo gây ra. Vi rút gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm não Nhật Bản nhất. Viêm não Nhật Bản B là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Trẻ bị mắc viêm não thường xuất hiện một số triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Khi thấy xuất hiện những biểu hiện trên ở trẻ cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Bệnh viêm não Nhật Bản B có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng vắc xin.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây ra. Đây là vi rút có khả năng sống trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Trẻ bị thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7-10 ngày. Đây cũng là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, tiêm phòng vắc xin.

Rôm xảy, viêm da ở trẻ em

Rôm xảy và viêm da dạng nhẹ là chứng bệnh ngoài da hay gặp ở các nước xứ nhiệt đới. Đây là phản ứng của cơ thể khi mồ hôi tiết ra da dưới lớp quần áo gây ra các nốt phồng đỏ. Rôm sảy có trên khắp cơ thể, tuy nhiên xuất hiện nhiều ở khu vực tiết nhiều mồ hôi như nách, lưng, vai và trán. Rôm sảy sẽ tự mất theo thời gian khi thời tiết giảm nhiệt độ. Lưu ý không nên để trẻ gãi nhiều để tránh nhiễm trùng. Nếu ra mồ hôi nhiều, không nên mặc quần áo quá dày, cần để cho da được thông thoáng. Đồng thời nên tắm với nước mát để giảm sưng tấy và rửa sạch làn da. Có thể kết hợp với các loại lá trị rôm sảy như sài đất, lá khế, nước dừa... Mặc quần áo chất liệu như lanh hoặc cotton là lựa chọn lý tưởng trong mùa hè và phòng ngừa được căn bệnh này, đặc biệt cho trẻ uống nhiều nước để giảm nhiệt độ cơ thể.

Khi mùa hè đến gần, trẻ thường hay gặp các bệnh thường gặp và sức đề kháng của trẻ cũng giảm đi. Cha mẹ cần lưu ý:

- Tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho bé, tránh để con khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng ở cổ nách bẹn…; trẻ ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm thì cần thay quần áo thường xuyên.

- Cho trẻ uống đủ nước, khi ra ngoài cần phải đội mũ nón rộng vành, không chơi ngoài trời nắng quá lâu đặc biệt là nắng đầu mùa.

- Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày và an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột…

- Không để quạt điện thẳng vào người, nhất là trẻ sơ sinh vì trẻ dễ bị khô mũi họng, càng không nên bật quạt hoặc điều hòa rồi nằm sau khi vừa tắm xong.

- Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1-2 lần/1 năm. Ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt cao, bỏ ăn ăn kém, mệt mỏi…, ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà cho bé để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những bệnh trẻ em hay mắc vào mùa hè, cha mẹ cần lưu ý