Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện ngân sách nhà nước mới bố trí nguồn vốn cho vay đối với ngân hàng chính sách xã hội đến hết năm 2019, sau giai đoạn này vẫn chưa được bố trí nguồn vốn để tiếp tục cho vay.

NHNN đề nghị cần sớm bố trí nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội

Anh Thư | 22/10/2019, 17:56

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện ngân sách nhà nước mới bố trí nguồn vốn cho vay đối với ngân hàng chính sách xã hội đến hết năm 2019, sau giai đoạn này vẫn chưa được bố trí nguồn vốn để tiếp tục cho vay.

Trong báo cáo gửi Quốc hội nhân kỳ họp 8 Quốc hội khoá 14, NHNNcho biết thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, thời gian qua, NHNN đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn về cho vay, chỉ định 4 ngân hàngthương mại nhà nước tham gia chương trình, quyết định về lãi suất cho vay.

NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ - ngành hữu quan xây dựng, trình Chính phủ về việc cấp nguồn vốn ngân sách thực hiện cho vay nhà ở xã hội, văn bản hướng dẫn về cấp bù chênh lệch lãi suất.

Các tổ chức tín dụng đã tự huy động vốn, được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng theo chỉ định chưa được bố trí nguồn ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất giai đoạn 2016-2020.

Về phía ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), theo quy định, ngân sách nhà nước cấp 50%, tự huy động 50%. Đến nay, ngân sách đã cấp đủ 1.163 tỉ đồng cho NHCSXH (giai đoạn 2016-2020). Đến thời điểm 31.8.2019, dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 tại NHCSXH đạt 1.774 tỉ đồng với 5.452 khách hàng còn dư nợ trên 61 tỉnhthành.

Dù vậy, theo NHNN, hiện ngân sách nhà nước mới bố trí nguồn vốn cho vay đối với NHCSXH đến hết năm 2019, sau giai đoạn này vẫn chưa được bố trí nguồn vốn để tiếp tục cho vay.

Do đó, để bảo đảm hoạt động cho vay nhà ở xã hội được triển khai có hiệu quả, NHNN đề nghị Quốc hội chấp thuận bố trí nguồn vốn cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng và bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH để thực hiện cho vay theo Nghị định 100 nói trên.

Cũng trong báo cáo gửi Quốc hội, NHNN cho biết thời gian qua các giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý thị trường, Bộ Công an... đã giúp tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng giảm, quy mô hoạt động trên thị trường phi chính thức, thị trường ngoại tệ tự do đang ngày càng thu hẹp và bám sát tỉ giá liên ngân hàng.

Việc áp dụng cơ chế tỉ giá trung tâm đã góp phần làm tăng tính linh hoạt và nâng cao vị thế của VND, đồng thời làm giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần làm tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.

Về vàng, báo cáo của NHNN nhận định thị trường vàng tiếp tục diễn biến ổn định và tự điều tiết tốt. Gần đây, do giá vàng thế giới tăng nên giá vàng trong nước cũng tăng theo nhưng thị trường vàng trong nước không có biến động lớn, bất thường, nhu cầu về vàng thấp. Từ năm 2014 đến nay, nền kinh tế không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp thị trường.

Quan sát trên thị trường cũng cho thấy, thời gian qua dù giá vàng thế giới tăng mạnhnhưng thị trường vàng trong nước không có biến động bất thường, nhu cầu vàng thấp.

A.T.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NHNN đề nghị cần sớm bố trí nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội