Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ ngày 1.2 – 3.3, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Nhiều vướng mắc, trở ngại trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Bùi Trí Lâm | 04/03/2019, 10:16

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ ngày 1.2 – 3.3, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Để ứng phó với dịch, từ tháng 11.2018 đến nay, Bộ NN-PTNT đã thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam) kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện phòng, ngăn chặn dịch bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan thú y tổ chức lấy trên 6.000 mẫu xét nghiệm bệnh DTLCP đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật.

Đến nay, tất cả 9 phòng thử nghiệm đã thực hiện tốt việc xét nghiệm bệnh DTLCP bằng kỹ thuật Real-time PCR, PCR thường, ELISA và giải trình tự gien; kết quả xét nghiệm bệnh DTLCP có thể có trong 3 - 5 giờ kể từ khi nhận được mẫu; hiện có đủ nguyên vật liệu để xét nghiệm trên 25.000 mẫu và sắp tới sẽ tiếp tục được FAO hỗ trợ nguyên vật liệu.

“Cả nước có 740 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn dịch bênh (bao gồm3 công ty, 2 vùng cấp huyện, 728 cơ sở và 7 xã) và đang xây dựng các chuỗi an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE”, Cục Thú y nêu.

Cũng theo Cục Thú y, công tác phòngchống dịch bệnh vẫn có những tồn tại, bất cập. Cụ thể là từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả.

Việc này dẫn đến những bất cập như không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắc xin; không thực hiện các biện pháp kiểm dịch xuất, nhập vào địa bàn cấp tỉnh; không xử lý các trường hợp vi phạm...

Bất cập nữa là giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg; thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng.

Thủ tục hỗ trợ vướng vì quy định người chăn nuôi phải đăng ký và có xác nhận của chính quyền, nhưng thực tế các nội dung này không khả thi vì hiện cả nước có hàng triệu hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và hầu hết các hộ chăn nuôi không khai báo, đăng ký khi nuôi lợn. Thủ tục hỗ trợ mất nhiều thời gian, người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y.

Về hóa chất phòngchống dịch bệnh, việc tổ chức đấu thầu thường mất nhiều thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra ở phạm vi rộng, dẫn đến sử dụng hết lượng hóa chất dự phòng của các địa phương, cần phải đấu thầm mua hóa chất mới.

Về chế độ thù lao cho người, nhiều địa phương không bố trí kinh phí trả thù lao hoặc có bố trí nhưng mức trả rất thấp so với chi phí thực tế, nên dẫn đến tình trạng ngại hoặc không tham gia triển khai các hoạt động phòngchống, nhất là khi cần phải thực hiện trong thời gian dài.

Cùng với đó, nguồn nhân lực bị cắt giảm cơ học do tinh giản biên chế của hệ thống thú y các cấp, dẫn đến tình trạng vừa không đủ người, vừa không có đủ công chức để thực hiện việc kiểm dịch động vật, cũng như các hoạt động thú y khác; các trang thiết bị, phương tiện đi lai của nhiều địa phương và các cơ quan chuyên môn đã bị hỏng, không còn hoạt động hiệu quả…

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều vướng mắc, trở ngại trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi