“Mùi hôi thối chứ đâu phải cái lọ cái bình đậy nắp thì bớt thối, thối thì cứ tự nhiên phát tán lan tỏa, chỗ này thối chỗ kia cũng thối. Xú uế cả một vùng, làm sao mà bưng bít che đậy, nó lan tỏa ra không khí. Đừng có nghĩ cứ xịt xịt hỗn hợp hóa chất, phủ lên bề mặt một lớp gì đó là hết thối…”.
Trên đâychính là một đoạn đượctrích ra từ những phản ảnh của người dânsau khi Báo điện tử Một Thế Giớicó bài‘Núi’ rác Đa Phước bốc mùi, khu đô thị Phú Mỹ Hưng ngập chìm trong xú uế.Tòa soạn liên tục nhận được phản ảnh gửi về, với mong muốn báo nói lên sự thật.
Liên tục 3 năm gửi đơn phản ảnh
Biệt thự thì có sân vườn, chung cư thoáng rộng có cả rừng cây che mát, bồn hoa cây cảnh tràn ngập từng ngóc ngách, nói về tiện ích nơi đây có các dịch vụ cao cấp đình kèm và được xem làmột khu đô thị kiểu mẫu tại Nam Sài Gòn. Khi nhắc đến nó,nhiều người ấn tượng ngay, đóchính là khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở Nam Sài Gòn, còn những cư dân sinh sống tại đây rất hãnh diện bởimình là cư dân của đô thị mới kiểu mẫu.
Nhưng thời gian gần đây, nhiều cư dân khu Phú Mỹ Hưng đang bị hành hạ bởi mùi hôi thối từrác ở khu xử lý rácĐa Phước, nótheo gió về suốt ngày đêm. Đến trực tiếp Công ty Phú Mỹ Hưng, chúng tôixin gặp ban lãnh đạo đểnêu phản ảnh của cư dân khu đô thị bị ảnh hưởng mùi hôi từrác thải, nhưng chỉđược yêu cầu để lại nội dung, đến nay vẫn chưa nhậnđượchồi âm.
Tiếp tục xác minh những thông tin người dân bức xúc cung cấp, chúng tôi đã gặp trao đổi cùng ông Phạm Văn Cánh, Trưởng ban quản trịchung cư Phú Mỹ. Ông kể:Cách nay khoảng 3 năm, vào mùa này mùi hôi bắtđầu lan tỏa, cư dân phản ảnh lên ban quản trị. Chúng tôi cho dọn dẹp vệ sinh cống rãnh, phát quang các bụi rậm quanh kênh rạch, thậm chí còn đề nghị đơn vị thi công xây dựng tòa nhà nàykiểm tra toàn bộ các bể tự hoại trong chung cư xem có bị rò rỉ gì không. Vẫn không phát hiện được tác nhân gây ra mùi hôi thối, nhưng càng về sau thì mùi hôi xuất hiện có tính chu kỳ, ngày càng đậm đặc hơn từ tháng 6 năm nay.
“Từ tháng 9.2015, Ban quản trị chung cư căn hộ Phú Mỹ đã gửi văn bản với tiêu đềMùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước gửi đến UBND thành phố, UBND quận 7, Sở Tài nguyên -Môi trường TP.HCM cùng Tổng giám đốc Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước để có hướng giải quyết. Mặcdù công văn đã được gửi đi gần một năm nhưng chúng tôikhông nhận đượchồi âm từ các cấp chính quyền cũng như cách giải quyết của khu bãi rác Đa Phước”, ông Cánh nêu thắc mắc.
Cũng từ tháng 9.2015, Công ty cổ phần Dịch vụ quản lý và bảo trì chung cưEra Town đã có văn bản kiến nghị gửi các cấp chính quyền, với nội dung cho rằng gần 2.000 cư dân chung cư Era Town đang phải chịu đựng mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước. Trong đơn kiến nghị nêu rõtừ 4 giờ chiều đến 12 giờ đêm mùi hôi trở nên nồng nặc, và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Theo ông Lê Hồng Thanh, Giám đốc công ty, tình trạngô nhiễm không khí đã ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của cư dân, cần có ngay biện phápgiám sát, khắc phụctình trạng gây ô nhiễm từbãi rác Đa Phước.
Đỉnh điểm làngày 1.7.2016, vì không thể chịu đựng nổi mùi hôi thốinồng nặc, hơn2.000 dân tại chung cư Bellaza đồng đứng đơn gửi Sở Tài Nguyên -Môi trường TP.HCM nêu lên tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại khu vực chung cư Bellaza và lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Theo ông Trịnh Văn Bình, Phó ban Quản trị chung cưBellaza, từ năm 2013 dân chung cư nàyđã cóđơn kiến nghị, và tháng 5.2016 tiếp tục gửiđơnphản ánh đến UBND quận 7. Sau đó, chung cư chỉnhận được 2 thưtrả lời rằngUBND quận đã chuyển đơn lên UBND thành phố và Sở Tài nguyên -Môi trường để đượcxem xét giải quyết theo thẩm quyền, chứ tình hình ô nhiễm vẫn không được cải thiện.
Nơi xử lý không thích hợp
Theo một chuyên gia vềmôi trường trong cuộctrao đổi với chúng tôi,trên thế giới việcxử lý rác thải có các phương pháp chính như: chôn lấp, ủ rác chế biến phân compost, thu hồi năng lượng khí, ép nén kiện, hydromex…
Còn riêng tại bãi rác Đa Phước, chuyên gia nàynhận địnhnơi đây luôn nóiđang áp dụng theo công nghệ tiên tiến của Mỹ bao gồm cả 3 phương pháp là chôn lấp, chế biến compost, thu hồi năng lượng khí, nhưng thực tế Đa Phước đang dùng phương pháp chôn lấp là chính. Họ làm thế bởivì nếu dùng các phương pháp khác thì bắt buộc phải phân loại chất thải rắn tại nguồn, màđây là việc chi phítốn kém nhất hiện nay.
Nói về phương pháp chôn lấp, tại Mỹbãi rác chôn lấp phải được xây dựng trên vùng cao không gần sông ngòi, có mạch nước ngầm sâu tối thiểu 100 mét. Rácsau khi tiếp nhậnsẽ được nén chặt chôn sâudưới đấtnên không bốcmùi hôi ra xung quanh. Trong khi đó, xã Phong Phú huyệnBình Chánh, nơi tập kết xử lýrác lạilà vùng trũng, ngay bên sôngngòi kênh rạch, mạch nước ngầm thì sâuchưa quá 10 mét rất dễ gâyô nhiễm nguồn nước ngầm.
Riêng vấn đề chi trả phí xử lý rác, vịchuyên gia nói trên cho rằngnếu tính theo đơn giá bình thường, với trung bình mỗi ngày 10.000tấn rác thải, TP.HCMphải trả hơn160.000USD/ngày chỉ ở khâu cuối cùng là xử lý tại bãi rác Đa Phước, chưa tính đến nhưngkhâu khácthu gom, vận chuyển...
Quang Huy