Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm cho hơn 15.000 người thiệt mạng trong trận động đất - sóng thần cách đây 10 năm tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cùng với Tokyo.

Nhật Bản tưởng niệm hơn 15.000 người chết ở trận động đất - sóng thần Fukushima

Hoàng Phương | 11/03/2021, 16:00

Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm cho hơn 15.000 người thiệt mạng trong trận động đất - sóng thần cách đây 10 năm tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất cùng với Tokyo.

Cư dân ở các quận bị ảnh hưởng nghiêm trọng của Fukushima, Iwate và Miyagi sẽ cùng tưởng niệm vào lúc 14 giờ 46 chiều, đúng một thập kỷ sau trận động đất lớn làm rung chuyển miền đông và đông bắc Nhật Bản. Trận động đất này kéo theo cơn sóng thần và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.

Địa điểm đặt hoa cho người dân đã được bố trí từ sáng tại nhiều địa điểm khác nhau trong vùng. Một số người dân đứng gần biển và các địa điểm khác để chắp tay cầu nguyện.

photo_l.jpg
Những ngọn nến được thắp sáng tại trung tâm huấn luyện bóng đá J-Village ở tỉnh Fukushima vào ngày 10.3.2021, trong sự kiện tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất ở Nhật Bản vào tháng 3.2011

Tại Ishinomaki của Miyagi, nơi có hơn 3.000 người chết, người dân địa phương đã dành một chút thời gian trong lịch trình của họ vào ngày 11.3 để tưởng nhớ những người thân thương đã khuất.

Ở thành phố Higashimatsushima lân cận, Kojun Akiyama, nhà sư tại ngôi chùa Phật giáo, tưởng nhớ người anh trai Seido đã chết trong trận sóng thần ở tuổi 49. Ngôi chùa nơi ông làm sư thầy đã bị cuốn trôi bởi sóng thần. Akiyama tiếp quản và xây dựng lại nó hai năm trước.

Akiyama (53 tuổi) nói: “Tất cả chúng tôi hiện đang sống mà mang theo nỗi đau trong lòng".

Nhiều thành phố ở các tỉnh này sẽ tiến hành các buổi lễ tưởng niệm sau khi phải hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô vào năm ngoái do đại dịch COVID-19 bùng phát.

Hơn 2.500 người trong danh sách liệt kê đang mất tích. Vào ngày 11.3, cảnh sát địa phương trong khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa đã tiến hành cuộc tìm kiếm thường ngày ở các khu vực ven biển Fukushima và Iwate để tìm manh mối của những người bị sóng thần cuốn trôi.


photo_l(1).jpg
Hình ảnh thị trấn Otsuchi ở tỉnh Iwate sáng ngày 11.3.2021, một trong những nơi bị tàn phá bởi trận động đất lớn và sóng thần ở đông bắc Nhật Bản cách đây đúng 10 năm

Các cảnh sát địa phương cũng tìm kiếm tại một bãi biển trong khu vực có khoảng 70.000 cây thông bị sóng thần quật ngã. Khu vực này nằm ở Rikuzentakata của Iwate, nơi có hơn 1.700 người đã chết, nguyên nhân vì thiên tai và từ các vấn đề liên quan đến thiên tai, trong đó bao gồm cả dịch bệnh.

Ở đảo Miyako, tỉnh Iwate, các cuộc diễn tập sơ tán đã được tổ chức, nhằm giúp cho trẻ em hiểu được tầm quan trọng của việc di chuyển xa khỏi khu vực bờ biển sau một trận động đất.

Tại một buổi lễ nhỏ do nhà nước tài trợ tại Nhà hát Quốc gia ở thủ đô Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihide Suga và các vị khách cũng sẽ tưởng niệm vào lúc 14 giờ 46.

Năm ngoái, buổi lễ đã bị hủy bỏ do dịch coronavirus bùng phát và Tokyo vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp kéo dài, công chúng sẽ không được phép dâng hoa tại nhà hát. Đây là một phần của biện pháp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Nhật Hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako tham dự lễ tưởng niệm vào buổi chiều, trong đó ông Naruhito sẽ nói những lời sẻ chia.

Hơn 30 nghìn tỉ yên (277 tỉ USD) đã được chi cho các dự án tái thiết trong thập kỷ vừa qua.

Lệnh sơ tán, ban hành sau khi sóng thần tấn công nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra việc giải phóng một lượng lớn chất phóng xạ, đã được dỡ bỏ ở nhiều nơi trong tỉnh khi công tác khử phóng xạ hiện đang triển khai.

photo_l(2).jpg
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi được chụp từ thị trấn Futaba, đông bắc Nhật Bản, vào ngày 11.3, kỷ niệm 10 năm sau thảm họa động đất-sóng thần châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hạt nhân tại đây

Khu vực cấm đi lại hiện có diện tích vào khoảng 337 km2, chỉ bằng 30% diện tích khu vực trước đây, tương đương với hơn một nửa diện tích được bao phủ bởi 23 phường trung tâm Tokyo.

Trong khi số người phải di dời đã giảm từ mức cao nhất là 470.000 người, khoảng 41.000 người vẫn chưa trở về quê hương của họ kể từ khi trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra.

Một quá trình kéo dài hàng thập kỷ để loại bỏ nhà máy hạt nhân vẫn tiếp tục, với nhà điều hành Tokyo Electric Power Company Holdings Inc. cho biết vào đầu tháng này đã hoàn thành việc loại bỏ tất cả thanh nhiên liệu hạt nhân khỏi bể chứa của tòa nhà lò phản ứng số 3 tại khu liên hợp.

Lò phản ứng số 3 là một trong số ba lò phản ứng bị tan chảy lõi sau trận động đất và sóng thần. Vào tháng 12.2019, Nhật Bản đã quyết định trì hoãn quá trình loại bỏ nhiên liệu đã qua sử dụng khỏi các bể chứa của hai lò phản ứng còn lại đến tháng 3.2029.

Chính phủ Nhật cũng sẽ sớm quyết định cách loại bỏ nước phóng xạ đã qua xử lý được lưu trữ trong các bể chứa tại nhà máy điện hạt nhân này, đặc biệt với công suất dự kiến ​​sẽ cạn vào mùa thu năm 2022.

Việc ngừng hoạt động của cơ sở nhà máy hạt nhân vẫn còn chưa chắc chắn, vẫn còn những nghi ngờ về việc liệu Công Ty Điện Lực Tokyo (TEPCO) có thể đạt được khung thời gian đã đặt ra trước những thách thức kỹ thuật hay không.

Theo Kyodo News
Copy Link
Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
21 phút trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản tưởng niệm hơn 15.000 người chết ở trận động đất - sóng thần Fukushima