ĐBQH Lê Hoàng Anh nêu ví dụ, nhãn hiệu Inax của Tập đoàn Lixil và nhãn hiệu nhãn hiệu Isavi của Công ty TNHH Lisavi Việt Nam không liên quan đến bản chất, chất lượng và nguồn gốc địa lý nhưng gây nhầm lẫn.

Nhãn hiệu Inax của Lixil và Isavi của Lisavi gây nhầm lẫn?

Nam Phong | 31/05/2022, 14:00

ĐBQH Lê Hoàng Anh nêu ví dụ, nhãn hiệu Inax của Tập đoàn Lixil và nhãn hiệu nhãn hiệu Isavi của Công ty TNHH Lisavi Việt Nam không liên quan đến bản chất, chất lượng và nguồn gốc địa lý nhưng gây nhầm lẫn.

Ngày 31.5, thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí gửi đến Quốc hội ý kiến của Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Điều 26, Khoản 1 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền.

Theo đại biểu, nội dung gốc của dự thảo luật như điểm b, trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình tên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận.

Đại biểu cho rằng, trường hợp nếu không đạt được thỏa thuận thì rất khó cho việc thực hiện theo quy định của Chính phủ. Quy định như vậy rất nửa vời và hoàn toàn không khả thi.

anh-tri.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí phát biểu

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị bổ sung như sau: Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ và phải tạm dừng việc sử dụng theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền tác giả cho đến khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền bản quyền nhằm giảm thiểu bất lợi cho tác giả.

Còn trường hợp không đạt được thỏa thuận, hoặc bên sử dụng có thể lạm dụng cơ chế thỏa thuận dẫn đến có hành vi xâm phạm quyền, cần xem xét quyền tác giả đã bị giới hạn thì cơ chế thỏa thuận cũng phải có giới hạn nhằm giảm thiểu hành vi.

“Quy định như vậy để giảm thiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả; đồng thời tác động tích cực đến ý thức của các tổ chức, cá nhân, tạo nên sự ổn định trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền tác giả, tạo môi trường và văn hóa bản quyền lành mạnh, khích lệ lao động sáng tạo. Qua đó giảm tải đáng kể cho các cơ quan nhà nước trong việc xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp”, ông Trí nói.

Đề cập đến các hành vi gây nhầm lẫn cho công chúng, đại biểu Lê Hoàng Anh nêu rõ, điểm h Khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ quy định theo hướng thu hẹp các hành vi gây nhầm lẫn cho công chúng chỉ còn 3 hành vi là: Bản chất, chất lượng và nguồn gốc địa lý. Đại biểu cho rằng như vậy sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và chủ nhãn hiệu.

Theo ông Lê Hoàng Anh, trước đó, tại kỳ họp thứ 2 đã có luận giải và lấy ví dụ rất cụ thể về nhãn hiệu TOMTO gây nhầm lẫn với nhãn hiệu OMO. Lần này, thêm một ví dụ nữa là nhãn hiệu Inax của Tập đoàn Lixil và nhãn hiệu Isavi của Công ty TNHH Lisavi Việt Nam không liên quan đến bản chất và nguồn gốc địa lý nhưng gây nhầm lẫn.

Đại biểu đề nghị chỉnh lý Điểm h Khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí theo hướng: “Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch, đặc biệt là về bản chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa và dịch vụ đó...”, và đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo luật.

Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tại Điểm d, Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh là: “Chiếm hữu và sử dụng tên miền hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bộ của người khác được chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.”

Như vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ đã thu hẹp phạm vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới tên miền là loại bỏ hành vi đăng ký và hành vi bị xử lý đáp ứng cùng lúc cả 2 điều kiện chiếm hữu và sử dụng.

hoang-anh.jpg
Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh

Đại biểu cho rằng, điều này dẫn đến 3 hệ lụy. Một là, đi ngược lại xu hướng thế giới về chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền. Chính sách này quy định: "Hành vi chiếm giữ tên miền mà không sử dụng trong đa số các vụ việc bị coi là hành vi có dụng ý xấu và tên miền được trả lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu".

Quy định này dễ dẫn đến bị lợi dụng theo hướng có lợi cho những đối tượng đầu cơ tên miền, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ sở hữu, nhãn hiệu, tên thương mại.

Đồng thời sẽ gây lãng phí tài nguyên số của quốc gia do tên miền bị đăng ký nhưng không nhằm mục đích sử dụng thực tế.

Do đó, đại biểu đề nghị chỉnh lý lại Điểm đ Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ như sau: "Các hành vi sau đây bị coi là hành vi không cạnh tranh lành mạnh: đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc gây tương tự, nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng hoặc có dụng ý xấu hoặc nhằm thu lợi bất chính.”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhãn hiệu Inax của Lixil và Isavi của Lisavi gây nhầm lẫn?