Cải cách kinh tế không phải là một vấn đề đơn giản, không phải cái đích cứ đi ắt sẽ tới. Đó là một quá trình gian nan, đòi hỏi một trí tuệ và tư duy sáng suốt để có thể tránh được những cạm bẫy và khó khăn dọc đường.

Nguy cơ phản tác dụng từ những chính sách có vẻ 'tích cực'

Nhàn Đàm | 22/05/2016, 11:35

Cải cách kinh tế không phải là một vấn đề đơn giản, không phải cái đích cứ đi ắt sẽ tới. Đó là một quá trình gian nan, đòi hỏi một trí tuệ và tư duy sáng suốt để có thể tránh được những cạm bẫy và khó khăn dọc đường.

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn có thể được xem như một cuộc cải cách quyết liệt về quản lý và điều hành nền kinh tế, khi hàng loạt các nghị quyết mang tính đột phá được chính phủ ban hành. Dù một sốbộ ngành dường như tỏ ra không mặn màvới những cải cách này khi quyền lợi cục bộ bị động chạm trong quá trình cải tổ, thìvẫn có không ítbộ ngành tỏ ra tích cực và năng động trongviệc cải tổ nền kinh tế.

Có thể nói, những tín hiệu cải cách tích cực được Thủ tướng và chính phủ liên tục phát ra trong thời gian qua đã khiến cộng đồng doanh nghiệp trong nước hoan nghênh. Những cam kết của Thủ tướng về một chính phủ kiến tạo và phục vụ thay vì điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính như trước đang thực sự là một mục tiêu ấn tượng và đúng với những gì mà các DN vànền kinh tế mong đợi.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất của kế hoạch cải tổ nền kinh tế đầy táo bạo này, như rất nhiều chuyên gia và các cựu quan chức cao cấp đã chỉ ra, đó là mức độ hiệu quả trong thực tế khi thực hiện các mục tiêu này.

Phát biểu của nguyên bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cách đây ít ngày có thể được xem như lời cảnh báo cho những rủi ro đang tiềm ẩn trong quá trình cải cách kinh tế của chúng ta hiện nay: “Nghị quyết 35 đã quá đầy đủ và toàn diện rồi, vấn đề của chính phủ hiện nay là thực hiện nó trong thực tế”.

Vì thực tế đã chỉ ra, một trong những căn bệnh cố hữu của bộ máy điều hành nền kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua là nói một đằng làm một nẻo, nói và làm đi với nhau thì hiệu quả trong thực tế cũng chưa cao do năng lực hạn chế. Trên thực tế, các dấu hiệu của căn bệnh cố hữu này đang xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn trong thời gian qua khi chính phủ bắt đầu quá trình cải tổ nền kinh tế.

Một điểm chung lớn nhất của khá nhiều bộ ngành trong thời gian qua là vẫn có dấu hiệu thoái thác việc thực hiện những cam kết đã đưa ra trước đó, như Bộ Tài chính thì cho rằng rất khógiảm gánh nặng thuế phí, vốnlên tới 39-40% doanh thu, vàđang đè nặng trên vai các DN hiện nay, trong khi lại dự báo trước rằnggánh nặng ấy sẽ còn tăng lên từ năm 2018.

Còn bộ Công thương thì dường như vẫn từ chối việc thực hiện các quy định bảo hộ cho các DN bán lẻ trong nước trước sức ép của các DN bán lẻ nước ngoài, dù các quy định bảo hộ ấy là hoàn toàn hợp pháp.

Nguyên nhân dẫn đến những sự thoái thác nàykhông chỉ nằm ở những đặc thù và nhược điểm cố hữu trong bộ máy quản lý của Việt Nam hiện nay, mà còn ở chỗ quá trình cải cách đang đe dọa tước đi những quyền lợi vốn có của khá nhiều bộ ngành, địa phương vốn vẫn được hưởng trong nhiều năm qua. Sự thoái thác này đang làm chậm hẳn lại quá trình cải cách nền kinh tế mà Thủ tướng đã phát động và các DN trong nước đang chờ đợi. Tuy nhiên, về một số phương diện nhất định, nó cònít gây hậu quả xấu hơn là những động thái có vẻtích cực và chủ động, nhưng vì thiếu năng lực hoặc tầm nhìn mà tạo ra những hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp điển hình cho tình trạng thiếu hiểu biết nhưng thừa nhiệt tình này và đang bị cộng đồng DN phản đối quyết liệt là Thông tư 23/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành vào cuối năm 2015 và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1.7.2016. Trong đó, nội dung quy định bị các DN phản đối gay gắt nhất là quy định cấm nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng được trên 10 năm.

Sở dĩ Bộ KH&CN đưa ra quy định này là vì muốn tránh tình trạng Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ thông qua quá trình nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đã quá cũ kỹ; và đây được xem như một động thái tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất vốn đang là những điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Bộ KH&CN hy vọng rằng với quy định này, các dây chuyền máy móc thiết bị được nhập khẩu vào Việt Nam có tuổi đời dưới 10 năm sẽ là một động tác cần thiết để tiến tới nâng cao hiệu quả công nghệ của các DN trong nước.

Tuy nhiên, theo quan điểm của khá nhiều DN, thì quy định này trên thực tế có thể sẽtác động ngược lại với những gì mà Bộ KH&CN kỳ vọng. Sở dĩ như thếlà vì những dây chuyền máy móc công nghệ chất lượng, nhập khẩu từ các nước phát triển và có uy tín như Nhật Bản hay Đức, nếu có tuổi thọ dưới 10 năm như quy định của Thông tư 23/2015 thì giá thành sẽ cực kỳ đắt đỏ và vượt quá khả năng chi trả của các DN, trong khi đó chính phủ hiện nay lại chưa có những hỗ trợ về mặt tài chính cần thiết cho các DN trong vấn đề nhập khẩu thiết bị công nghệ cao. Chưa kể các công nghệ, máy móc và thiết bị của các nước tiên tiến như Nhật hay Đức trên thực tế vẫn có hiệu quả rất cao do chất lượng tốt và công nghệ vẫn còn tương đối mới dù có tuổi đời trên 10 năm.

Trên thực tế, theo quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, quy định về tuổi đời sử dụng của dây chuyền công nghệ trong Thông tư 23/2015 sẽ dẫn đến xu hướng các DN trong nước sẽ buộc phải nhập khẩu các thiết bị và công nghệ kém chất lượng, dù mới,từ Trung Quốc hay Đài Loan. Vì chỉ có máy móc thiết bị của Trung Quốc hay Đài Loan thì mới có chuyện dưới 10 năm mà có giá thành rẻ.

Theo ông Trương Quốc Tuấn, giám đốc công ty máy công cụ và thiết bị T.A.T, thì cơ hội mua máy qua sử dụng dưới 10 năm của các nước tiên tiến là vô cùng thấp, chỉ dưới 1%, thường chỉ diễn ra khi các công ty tại những quốc gia này phá sản và phải bán tống bán tháo máy móc. Và nếu như muốn tuân thủ đúng các quy định của Thông tư 23/2015 mà lại phù hợp với khả năng tài chính của hầu hết các DN trong nước, thì chỉ có cách là nhập khẩu máy móc và thiết bị từ Trung Quốcvốn bị đánh giá kém hơn nhiều về chất lượng và công nghệ.

Câu chuyện tranh cãi xung quanh Thông tư 23/2015 của Bộ KH&CN trên thực tế đang là minh chứng tiêu biểu cho những cạm bẫy mà Việt Nam đang phải trải qua trên con đường cải cách nền kinh tế. Một thông tư được đưa ra nhằmngăn chặn nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ lại đang có xu hướng đẩy Việt Nam tiến đến nguy cơ đó một cách nhanh chóng hơn.

Sẽ không khó để hình dung ra những hậu quả khi mà hầu hết các DN Việt Nam sẽ phải sử dụng các máy móc thiết bị kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốctrong tương lai, đó chắc chắn sẽ là một thảm họa thực sự, và những hậu quả đó có thể sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với những động thái trì hoãn cải cách của một số bộ ngành.

Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ phản tác dụng từ những chính sách có vẻ 'tích cực'