Dường như TP.HCM vẫn đang phải chấp nhận một cơ chế chung mang tính đồng bộ và cào bằng như tất cả các địa phương khác trên cả nước. Nếu một đầu tàu bị đối xử như với mọi toa tàu bình thường khác, con tàu chắc chắn sẽ không thể tiến nhanh được.
Một trong những vấn đề nhận được sự chú ý của xã hội trong những ngày qua là câu chuyện đồng bộ hóa các biển hiệu quảng cáo tại phố Lê Trọng Tấn ở Hà Nội, người thì khen sự trật tự mà sự "đồng bộ"đem lại, người thì chê vì sự đồng bộ hóa này dường như đã vi phạm quyền tự dokinh doanh của các doanh nghiệp và cửa hàng trên tuyến phố.
Thế nhưng, tình trạng đồng bộ hóa nàykhông chỉdừng lại ở câu chuyện biển hiệu trên một vài tuyến phố ở Hà Nội, mà còn đang trở nên nổi bậttrong câu chuyện xin cấp cơ chế đặc thù cho TP.HCM. Dù được mệnh danh là đầu tàu kinh tế của cả nước, nhưng dường như TP.HCM vẫn đang phải chấp nhận một cơ chế chung mang tính "đồng bộ" và cào bằng như tất cả các địa phương khác. Nếu một đầu tàu bị đối xử như với mọi toa tàu bình thường khác, con tàu chắc chắn sẽ không thể tiến nhanh được.
Trong câu chuyện biển hiệu thì sự đồng bộ hóa đã quy định một khuôn mẫu chung về kích cỡ, màu sắc và vị trí của biển hiệu quảng cáo của các cửa hàng trên phố Lê Trọng Tấn. Còn trong câu chuyện TP.HCM, thì sự đồng bộ hóa đó đang áp đặt một cơ chế quản lýđượcáp dụng chotất cả mọi tỉnh thành trên cả nước cho một thành phố được mệnh danh là đầu tàu trong nền kinh tế quốc gia.
Dễ dàng nhận ra sự đồng bộ hóa theo kiểu cào bằng một cách bất hợp lý này trong nhiều năm qua là một trong những nguyên nhânkìm hãm khả năng phát triển của TP.HCM. Trước hết là trong vấn đề tài chính. Dù TP.HCM hàng năm đóng góp khoảng 20% GDP và gần 30% thu ngân sách quốc gia, nhưng chính quyền thành phố chỉ được giữ lại khoảng 25% nguồn thu để tái đầu tư vào phát triển kinh tế xã hộivà quản lý hành chính. Trong khi đó các đô thị khác thì phần lớn đều được giữ lại 40-100% rồi còn nhận được thêm ngân sách từ Trung ương rót xuống, điển hình như Hà Nội được giữ lại 43% ngân sách thu về để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi TP.HCM là đầu tàu kinh tế chỉ được giữ lại 23%. Nói cách khác, ở thời điểm hiện tại, TP.HCM đang gánh khoảng 1/3 ngân sách cho cả nước.
Nói cách khác,TP.HCM đang phải gánhsự kém hiệu quả trong phát triển kinh tế của phần lớn các tỉnh thành khác trên cả nước. Theo ông Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính,hiện trong 63 tỉnh thành củacả nước thì chỉ có 13 tỉnh thành điều tiết thu ngân sách về Trung ương, còncác địa phương khác thì Trung ương phải điều tiết lại. Có nhiều tỉnh thành hiện nay thu ngân sách rất thấp, mỗi năm chỉ thu được trên dưới 1.000 tỉđồng mà chi đến 4.000 - 5.000 tỉđồng, như Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Vì vậy, theo vị thứ trưởng này, TP.HCM cần thông cảm và chia sẻ. Nói cách khác, Việt Nam đang quản lý nền kinh tế theo kiểu kìm hãm khả năng phát triển của các thành phố năng động và hiệu quả nhất để lấy tiền bù đắp cho các tỉnh thành kém phát triển nhất.
Đây là một trong những hệ quả của cơ chế đồng bộ hóa theo kiểu cào bằng trong vấn đề quản lý nền kinh tế giữa cácđịa phương. Thay vì dồn sức và tiềm lực cho những khu vực phát triển năng động và hiệu quả nhất, để từ đó lan rộng sự phát triển từ các khu vực trung tâm sang các tỉnh thành lân cận theo chiến lược “vệt dầu loang” vốn rất thịnh hành trên thế giới, thì Việt Nam chúng ta lại đang làm ngược lại. Đó là cắt xén nguồn lực lẽ ra cần dành cho những khu vực phát triển năng động và hiệu quả nhất để bù đắp cho sự kém hiệu quả của các tỉnh thành trì trệ trong phát triển kinh tế. Điều này đem lại những hậu quả nghiêm trọng, đó là các khu vực phát triển năng động nhất thiếu nguồn lực đầu tư cần thiết đểphát triển, đồng thời các tỉnh thành trì trệ lại trở nên thiếu động lực đổi mới cạnh tranh do đã được bầu sữa ngân sách chu cấptừ sự bớt xénnguồn lực củacác tỉnh thành phát triển nhất.
Về lâu dài, chính sách đồng bộ hóa kiểu cào bằng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự trì trệ của cảnền kinh tế quốc gia. Khi các khu vực có khả năng phát triển nhất không nhận được đủ nguồn lực do mình làm rađểphát triển, và các tỉnh thành trì trệ nhất lại không có động lực cần thiết để đổi mới và cạnh tranh thì sự trì trệsẽ lan tỏa trong toàn bộnền kinh tế.
Nói cách khác, sự phân bổ nguồn lực lệch lạc và không hợp lý trong nền kinh tế đang là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến sự trì trệ và kém phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mà câu chuyện xin cơ chế đặc thù của TP.HCM hiện nay là ví dụ điển hình nhất. Nguồn lực trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay chỉ có hạn, nếu không được phân bổ theo một chính sách hợp lý sẽ không thể giúp nền kinh tế có được bước phát triển nhảy vọt, vì đang đi ngược lại với cơ chế và nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Vì thế, việc cần làm để kinh tế Việt Nam có một bước ngoặt ở thời điểm hiện tại, không chỉ là các chính sách cởi trói và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển, mà còn cần một chính sáchcho các tỉnh thành năng động nhất phát triển đúng với tiềm năng, mà TP.HCM là một ví dụ. Điều quan trọng nhất đối với kinh tế Việt Nam hiện nay là việc cần phải nắn lại dòng chảy đầu tư, sao cho nguồn lực tập trung vào những nơi có hiệu quả cao nhất, trong các bộ phận của nền kinh tế thì đó là khu vực doanh nghiệp tư nhân, còn trong số các tỉnh thành trên cả nước thì đó là các thành phố năng động và hiệu quả nhất về phát triển kinh tế như TP.HCM.
Chúng ta đã có một chương trình “quốc gia khởi nghiệp” để hỗ trợ và thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Chúng ta cũng cần có một chương trình đặc biệt để hỗ trợ các tỉnh thành đóng vai trò đầu tàu kinh tế như TP.HCM phát triển hết tiềm năng, không chỉ vì hiệu quả phát triển kinh tế của chínhthành phố, mà nó còn góp phần thúc đẩy chương trình “quốc gia khởi nghiệp” mạnh mẽ hơn. TP.HCM là một trong những thành phố tập trung nhiều DN nhất trên cả nước, một khi tạo ra cơ chế đặc thù giúp TP.HCM phát triển hết tiềm năng cũng đồng nghĩa với việc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các DN mới, và mục tiêu hướng tới 1.000.000 DN năm 2020 sẽ trở nên gần hơn bao giờ hết.
Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF)