Với đoạn quốc lộ đã có sẵn, dài chỉ hơn 10 cây số nhưng sau khi được trải nhựa lại, người ta đã tiến hành thu phí với mức cao bằng phí đường cao tốc Trung Lương-TP.HCM.

Loạn thu phí giao thông ở miền Tây Nam Bộ

Một Thế Giới | 20/05/2016, 17:03

Với đoạn quốc lộ đã có sẵn, dài chỉ hơn 10 cây số nhưng sau khi được trải nhựa lại, người ta đã tiến hành thu phí với mức cao bằng phí đường cao tốc Trung Lương-TP.HCM.

Lấy đường do nhà nướclàm, trải lạinhựa đểthu phí

Sau 6 năm đưa vào sử dụng, tuyến quốc lộ (QL) 91B có chiều dài gần 16km đã bị “xóa sổ”, khi các cơ quan chức năng triển khai dự ánđầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL91B theo hình thức BOT.

Hiện nay, nhà thầu đang nâng cấp mở rộng mặt đường và sửa chữa 3 cây cầu đoạn từ giao lộ Nguyễn Văn Linh - đường 3 Tháng2 đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Như đã nói, đây là tuyến đường đã có sẵn từ 6 năm trước. Nay nhà đầu tư chỉ mở rộng đôi chút, trải lại nhựa. Những cây cầu thì được “nâng cấp” mở rộng rất gọn: cắt bỏ phần 2 lề dành cho người đi bộ, thế là đủrộng. Và tuyến đường này sẽ được thu phí!

Chứng kiến nhà thầu thi công, nhiều người dân không giấu đượcbức xúc, cảm thấy bị lừa, bị móc túi.

QL91B được nhà nướcđầu tư xây dựng gần 500 tỉđồng, mới qua6 năm sử dụng đã phảinâng cấp, mở rộng theo hình thức BOT.

Tuyến QL 91Blà tuyến đường đặc biệt quan trọng giúp các phương tiện vận tải từ An Giang, Kiên Giang qua TP.Cần Thơ để đi TP.HCM cũng như các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... mà không cầnphải qua QL91 vốn xuống cấp, mặt đường hẹp thường ùn tắcxe vào giờ cao điểm.

QL91B từng gây tai tiếng vớikỷ lục: chỉ có chiều dài 15,7km nhưng mất 15 năm thực hiện, với vốn đầu tư gần 500 tỉđồng. Đặc biệt,sau khi thông xe được dài ngày, tài xế và người dân tá hỏa bởi mặt đường thi nhau lún, chi chít ổ voi, ổ gà... và xảy ra nhiều tai nạn giao thông.

Và giờ đây, sau 6 năm liên tục sửavá, các cơ quan chức năng cho rằngQL91B bị hư hỏng nên thực hiện dự án đầu tư bổ sung mở rộng tăng cường nền, mặt đường.

Theo đó, đườngnàysẽ được cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 3đồng bằng và không đầu tư hệ thống vỉa hè-cây xanh-chiếu sáng. Một vịlãnh đạo UBND quận Ninh Kiều xác nhậndự án này không thuộcthẩm quyền địa phương mà do Bộ GTVT quản lý, do Công ty cổ phầnĐầu tư và phát triển Cường Thuận IDICO thi công.

Dự kiến, cuối tháng 6.2016, tuyến đường này sẽ hoàn thành và tiến hành thu phí hoàn vốn ghép vào dự ánnâng cấp mở rộng QL91 đoạn từ Km14 đến Km50 cũng theo hình thức BOT.

Trước đó, ngày 2.4.2016, trạm thu phí T1 tuyến Ô Môn-Thốt Nốt trên QL 91 chính thức hoạt động, chỉ cách QL91B khoảng 20km! Như vậy, 2 trạm này khó có thể đáp ứng yêu cầu cách nhau 60km mà Bộ GTVT đề ra.

Tuyến đường Ô Môn-Thốt Nốt này, ngày 3.9.2014, cũng được liên doanh nhà thầu Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Công ty cổ phầnĐầu tư và phát triển Cường Thuận IDICO khởi công, mở rộng theo tuyến QL91 có sẵn.Dự án có chiều dài 29km với tổng mức đầu tư 1.600 tỉđồng. Thời gian thu phí và hoàn vốn dự kiến 16 năm 6 tháng.

Cùng khoảng thời gian trên, trạm thu phí QL1A đoạn Cần Thơ-Phụng Hiệp chính thức hoạt động gặp sự phản ứng của người dân. Trạmnày thuộc dự án mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ-Phụng Hiệp có chiều dài 21,6km, cũng trên “nền” QL1A sẵn có, do Bộ GTVT đầu tư từ lâu.Tổng mức đầu tư để trải lại nhựa khoảng… 1.836 tỉđồng, theo hình thức BOT, thời gian thu phí và hoàn vốn 11 năm 3 tháng.

Cả 2 dự án nâng cấp QL1 và QL91 có chiều dài lần lượt 21,6km và29km nhưng mứcthu phí gần bằng đường cao tốc Trung Lương-TP.HCM.

Cụ thể, cả haitrạm thu phí TP.Cần Thơ áp dụng cùng mức thu: xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet là200.000 đồng/lượt; xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet là140.000 đồng/lượt.

Thi công trải thêm nhựa trên con đường nhựa sẵn có, mở rộng làn đường QL91B để... thu phí

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến 10 tấn: 75.000 đồng/lượt; xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn: 50.000 đồng/lượt; xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng: 35.000 đồng lượt.

Trong khi đó,đường cao tốc Trung-Lương-TP.HCM đượcđầu tư xây dựng hoàn toàn mới, nhưng xe dưới 12 ghế ngồi chỉthu 40.000 đồng/lượt.

Chưa biết, sau khi trải nhựa xong đoạn QL91B, nhà đầu tư sẽ áp dụng mức thu bao nhiêu, chỉ biết rằngnếu từ Ô Môn xuống trung tâm TP.Cần Thơ theo QL91B, chỉ với đoạn đường khoảng 20km, người lưu thôngsẽ phảiđóng phí ở 2 trạm: trạm thu phí T1 và trạm thu phí 91B!

Trạm thu phí “bao vây” miền Tây Nam Bộ

Hiện nay, nhiều địa phương ồ ạt thực hiện dự án BOT. Không bao lâu nữa, phương tiện lưu thông trên QL1A (từ TP.Cần Thơ đến TP.Bạc Liêu) khoảng 120km nhưng phải qua 3 trạm thu phí.

Trạm thứ nhất Cần Thơ-Phụng Hiệp đang thực hiện. Trạm thứ 2 là dự án mở rộng QL1 và tuyến tránh TP.Sóc Trăng do liên doanh Công ty cổ phầnĐầu tư Phương Nam và Công ty cổ phầnĐầu tư Pacific làm nhà đầu tư hình thức BOT, Ban quản lý DA 8, Bộ GT-VT quản lý.Dự án này có chiều dài 16,2km với vốn đầu tư hơn 1.400 tỉđồng; dự kiếntháng 7.2016 sẽ thu phí.

Xe tải phát hoảngvì sắp tới đi đâu cũng gặp trạm thu phí

1 tháng sau, trạm thu phí thuộc xã Châu Hưng, TP.Bạc Liêu cũng chính thức hoạt động. Hailiên doanh trên thực hiện dự án nâng cấp QL1 cửa ngõ TP.Bạc Liêu với tổng chiều dài chỉ… 9km và xử lý một số vị trí ngập nước trên QL1A khoảng 4 km.Như vậy, dự áncó chiều dài 13km, vốn hơn 633 tỉđồng và thời gian thu phí đến 13 năm 9 tháng.Doanh nghiệp và người dân đang phải oằn mình chịu phí.

Riêng Cần Thơ, tuyến lộ Vòng Cung từ Phong Điền đi Ba Se (nằm trên con đường đi từ trung tâm TP.Cần Thơ đến Ô Môn)cũng sắp triển khai việc trải nhựa, mở rộng đôi chút và… thu phí.

Còn tuyến từ Vàm Xáng (Phong Điền) đi Một Ngàn (Hậu Giang)hiện cũng đã được chấp thuận chủ trương trải lại nhựa, mở rộng đôi chút và… thu phí.

Khổ cho dân

Phí bủa vây, hàng hóa nông sản miền Tây Nam Bộvận chuyển về TP.HCM và các tỉnh thành khác sẽ càng ngày càng tăng giá.

Mộtchủdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản than thở rằnghiện naytừ Cà Mau chở hàng đến Hải Phòng phải nộp phí hơn 6 triệu đồng, gần bằng tiền nhiên liệu. Doanh nghiệp này đề nghị: “Trước khi triển khai nâng cấp, sửa chữa đường, các cơ quan chức năng cần phải thực hiện tốt đấu thầu.Việc sửa chữa nâng cấp đường là cần thiết nhưng tiền đầu tư không phải nhà thầu mà là của nhân dân, của doanh nghiệp. Chi phí cao, người dân lãnh đủ”.

Ngoài ra, dư luận nghi vấn, khi đường cao tốc Trung Lương-TP.HCM, nhà thầu thực hiện dự ántừ A đến Z; trái lại, việc chỉ nâng cấp, sữa chữa mặt đường lại thu giá quá cao. Do đó, phí mà người tham gia phương tiện trở nên “siết cổ”, hạn chế sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Cần biết rằng, ngày 16.5, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ yêu cầu rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nhất là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Nguyễn Hồ

Ảnh:Trạm thu phí Cần Thơ-Phụng Hiệp chính thức hoạt động ngày 14.4.2016.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loạn thu phí giao thông ở miền Tây Nam Bộ