Một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa ở Nhật đã lên tiếng chỉ trích các nghị sĩ Hàn Quốc đến thăm nhóm đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima. Họ đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa Trọng tài thường trực như với Biển Đông vừa qua.

Người Nhật mắng các nghị sĩ Hàn Quốc 'xuẩn ngốc và quái dị'

Trung Trực | 18/08/2016, 13:27

Một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa ở Nhật đã lên tiếng chỉ trích các nghị sĩ Hàn Quốc đến thăm nhóm đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima. Họ đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa Trọng tài thường trực như với Biển Đông vừa qua.

BáoSouth Morning China Post (Hồng Kông) ngày 18.8 đưa tinmột số tổ chức Nhật đãgọi chuyến thăm nhóm đảo Dokdo (Nhật Bảngọi là Takeshima)của các nghị sĩ Hàn Quốc hôm 15.8 là hành độngkhiêu khích vàđòi đưa vụ này ra Tòa Trọng tài thường trực ởThe Hague (Hà Lan).

ĐòiHàn Quốc phải bị bẽ mặt như Trung Quốc

Cáctổ chức bảo thủ ở Nhậttin rằngNhật có đủ cơ sở pháp lý để đòi lại nhóm đảo Dokdo/Takeshima đangdo Hàn Quốc kiểm soát.Họ cũng nhận định Tòa Trọng tài chắc chắn sẽbác yêu sách chủ quyền củaHàn Quốc như Tòa Trọng tài đã từng ra phán quyết"đường 9 đoạn" doTrung Quốc vẽ ra ở Biển Đôngkhông có cơ sở pháp lý.

Chính phủ Nhật đã có phản ứng giận dữ vàgọi chuyến thăm nhóm đảo Dokdo/Takeshimacủa các nghị sĩ Hàn Quốc hôm 15.8 là cực kỳ đáng tiếc. Cùng ngày hôm đó,Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee lạituyên bố về“mối quan hệ hướng đến tương lai” với Nhật.

Vụ tranh chấp nhóm đảo Dokdo/Takeshima là một trong những tranh chấp căng thẳnglàm hỏng quan hệ giữa Tokyo với Seoul từ hàng chục năm qua.

Chủ tịch lâm thời Hội Phổ biến sự thật lịch sử (Nhật)Hiromichi Moteki đánh giáchuyến thăm cácđảo tranh chấpcủa nhóm nghị sĩ Hàn Quốc là “xuẩn ngốc và quái dị”, cho rằnghọ hoàn toàn phủ nhận chủ quyền lịch sử củaNhật đối với nhóm đảo này.

Ông Moteki nhận xét:“Họ sẽchẳng đạt được điều gì vì đóchỉ là hành độngtuyên truyền”. Ông cho rằng cách hiệu quả nhất để Nhật khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo tranh chấplà đưa vụ tranh chấp này raTòa Trọng tài thường trực.Ông giải thích:“Trước đây, Hàn Quốc đã từ chối đàm phán quốc tế và nhiều khả năng họ sẽ không tham gia phiên tòa, nhưng cũng được thôi. Đơn giản vì tòa sẽ ra phán quyết đủ để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi không chính đáng và xuẩn ngốc của họ như thế giới đã hiểu về tình hình Biển Đông. Ở đó, Trung Quốc không chịu công nhận một phán quyết trong một đạo luật quốc tế mà họ ký tham gia nên họ đã chứng tỏ với thế giới rằng họ hài lòngvới chuyện chối bỏ luật pháp”.

Nếu chiến tranh Hàn-Triều, Seoul sẽtrả đảo

Yoichi Shimada, giáo sư về quan hệ đối ngoại ở Đại học Fukui (Nhật) nhấn mạnh chuyến thăm các đảo tranh chấpcủa các nghị sĩ Hàn Quốc là “phi hiệu quả và rất khiêu khích”, nhất là khi chuyến thăm diễn ra đúng ngày Nhật đầu hàng khi Chiến tranh thế giới thứ2 kết thúc. Ngày này được Hàn Quốc gọi là "Ngày giải phóng".

Giáo sư Shimada nhận xét: “Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee đã thể hiện sựkiềm chế về các vấn đề lịch sử trong vài năm qua nên tôi hy vọng bà ấycó khả năng thể hiện vai trò lãnh đạo để kiềm chế các đồng nhiệm của bà. Nhưng việc 10 nghị sĩ Hàn Quốc đến Takeshima chỉ càng chứng tỏ sự yếu kém của bà ấy”.

Vị giáo sư nói không thể nghĩ đến chuyện Hàn-Nhật đánh nhau để giành nhóm đảonhưng ông tin tưởng chính phủ và nhân dân Nhật sẽ ý thức hơn về vấn đề này, từ đó gây sức ép để thu hồi nhóm đảo tranh chấp.

Ông cũng hy vọng Hàn Quốc sẽ thân thiện với Nhật hơn khi hai nước đang là đồng minh và cùng bị đe dọa bởi CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và hành độngkhó lường.

Ông Moteki thừa nhận trong tương lai gần sẽ không có chuyện Hàn Quốc trả nhóm đảo Dokdo/Takeshima cho Nhật, nhưng ông dự đoán một kịch bản trong đó các đảo được trả cho Nhật: “Khi Hàn Quốc đối diện tình hình nghiêm trọng trong tương lai, họ sẽ cần đồng minh Nhật giúpđỡ”.

Đó là cách ông nói bóng gió về cuộc chiến giữa Hàn Quốc với Triều Tiên, thậm chí cả với Trung Quốc: “Trong trường hợp đó, có khả năng Seoul sẽ đồng ý trả lại các đảo của chúng tôi để đổi lấy sự giúp đỡ từ phía Nhật”.

Trung Trực (theo South Morning China Post)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Nhật mắng các nghị sĩ Hàn Quốc 'xuẩn ngốc và quái dị'