Thấy sự hoạn nạn không cứu, đã thế còn lao vào giành giật đồ, những người này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự với mức tù giam.

Người 'hôi của' ở Quy Nhơn có thể bị xử lý hình sự

Hồ Phước Đông | 03/11/2016, 06:17

Thấy sự hoạn nạn không cứu, đã thế còn lao vào giành giật đồ, những người này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự với mức tù giam.

Trưa 1.11, tài xế Lê Duy (25 tuổi, ngụ Phú Yên) lái xe tải từ TP.HCM về miền Trung trên quốc lộ 1D. Khi đến đoạn đường tránh ven biển Quy Nhơn – Sông Cầu thì xe bị bốc cháy. Anh Duy nhanh chóng cho xe dừng lại và báo cho cơ quan chức năng. Nhận được tin báo lực lượng chữa cháy đã có mặt và tiến hành dập lửa.

Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng vừa rời đi thì hàng chục người dân khu vực này lao đến…hôi của. Họbất chấp tài xế Duy cùng phụ xe khóc lóc, van xin, vẫn quyết lấy bằng được đồ.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh chia sẻ quan điểm: “Những người có hành vi hôi củađã vi phạm pháp luật khi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu có bằng chứng cụ thể, cơ quan chức năng có thể xử phạt hành chính những người này, thậm chí là xử lýhình sự”.

Cụ thể, người “hôi của” có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu số tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng và chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, theo điểm b khoản 1 điều 15 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ.

Tuy nhiên, nếu người “hôi của” tài sản trị giá từ 2triệu đồng đến dưới 50triệu đồng hoặc dưới 2triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóaán tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 6tháng đến 3 năm theo khoản 1 điều 137 Bộ luật Hình sự năm1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50triệu đồng đến dưới 200triệu đồng thì bị phạt tù từ 2năm đến 7năm theo điểm b khoản 2 điều 137 Bộ luật Hình sự1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5triệu đồng đến 100triệu đồng.

Về mặt đạo đức, việc thấy người bị nạn không ứng cứu, lại “thừa nước đục thả câu” được xem là hành vi không đúng chuẩn mực về đạo đức. Dù đã có thông tin nhiều người khi được vận động đã mang tài sản “hôi” được tới cơ quan chức năng trả lại, nhưng nếu có đủ bằng chứng, cấu thành hành vi vi phạm pháp luật vẫn cần được xử lýnghiêm mình, để rănđe, giáo dục chung cho xã hội, luật sư Chánh chia sẻ quan điểm.

Năm 2013 từng xảy ra vụ việc tương tự với một xe bia bị nạn ở tỉnh Đồng Nai. Vụ việc này sau đó đã có 2 người bị xử lýhình sự. Song, có lẽ như đó vẫn chưa đủ răn đe chung, chí ít là trong vụ việc nói trên.

Triệu Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người 'hôi của' ở Quy Nhơn có thể bị xử lý hình sự