Các nước châu Âu trở nên sốt sắng và năng động tìm cách lách luật mua khí đốt Nga sau khi Gazprom cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vì hai nước này không theo luật chơi mới của Nga.

Người Đức tiên phong lách luật mua khí đốt Nga, Áo – Hung theo sau, Ý chuẩn bị tiếp bước, Ba Lan phẫn nộ

Anh Tú | 28/04/2022, 21:24

Các nước châu Âu trở nên sốt sắng và năng động tìm cách lách luật mua khí đốt Nga sau khi Gazprom cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vì hai nước này không theo luật chơi mới của Nga.

Công ty năng lượng Uniper của Đức sẽ thanh toán khí đốt của Nga thông qua chuyển khoản cho một ngân hàng của Nga và thông qua ngân hàng có trụ sở tại châu Âu nữa.

Tờ Rheinische Post hôm nay, trích lời người phát ngôn của Uniper cho biết. “Kế hoạch là thực hiện các khoản thanh toán của chúng tôi bằng đồng euro vào một tài khoản ở Nga”.

Mặc dù chính phủ Nga đã yêu cầu các khách hàng thuộc quốc gia không thân thiện phải thanh toán khí đốt cho các công ty nhà nước Nga bằng đồng rúp nhưng hệ thống thanh toán mà Nga đề xuất vẫn để ngỏ việc sử dụng thông qua tài khoản tại Gazprombank. Khách hàng từ châu Âu có thể sử dụng hệ thống này để chuyển đổi các khoản thanh toán từ đồng euro hoặc USD thành đồng rúp.

Điều này khiến một số quốc gia có kẽ hở để tiếp tục mua khí đốt của Nga so với các đồng tiền phương Tây được chuyển qua rúp. Kẽ hở đó do chính Ủy ban châu Âu EC vừa tạo ra. Ngày 22.4, EC ra một văn bản hướng dẫn không ràng buộc về pháp lý cho biết các công ty thuộc Liên minh châu Âu EU có thể vẫn thanh toán bằng đồng euro hay USD và sau đó tiền này được chuyển đổi sang đồng rúp mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU với Nga. Theo văn bản hướng dẫn của EC, các công ty có thể bổ sung vào các giao dịch tuyên bố họ coi mình đã hoàn tất các nghĩa vụ hợp đồng một khi đã thanh toán bằng ngoại tệ (không phải đồng rúp).

Tuy nhiên, văn bản này vẫn khiến các nước hiểu theo cách khác nhau và hành động khác nhau miễn sao có khí đốt của Nga về nước. Hôm qua, Đại sứ ít nhất 4 nước thành viên EU đã yêu cầu EC ra hướng dẫn rõ ràng hơn về cơ chế trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rúp.

Chính vì vậy, Uniper cho biết họ có thể thanh toán mà không có vi phạm. Áo và Hungary, và một số nước khác, cũng cho biết họ sẽ đi theo tuyến đường này.

Theo báo cáo của Financial Times, Eni - một khách hàng lớn khác của Gazprom từ Ý cũng đang quan sát để chuẩn bị phương án mua khí đốt Nga. Các quan chức Ý nói với FT phải đến cuối tháng 5, khi khoản thanh toán tiếp theo cho nguồn cung cấp của Nga đến hạn thì họ mới tính.

Các nước châu Âu trở nên sốt sắng và năng động tìm cách lách luật mua khí đốt Nga sau khi Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vì hai nước này không chịu thanh toán bằng đồng rúp như Nga yêu cầu.

Ba Lan đã lên án hành động của Nga. Nhưng Ba Lan còn cay đắng hơn khi các đồng minh khác trong khối vẫn đổ xô tìm cách lách luật đi mua khí đốt Nga. Bộ trưởng Bộ khí hậu Ba Lan Anna Moskwa nói trên tờ Polsat News: “Ở châu Âu, những nước kìm hãm các lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga là những nước đang nhận khí đốt từ Nga, như Áo, Đức và tất nhiên là Hungary”.

Khi được hỏi liệu Brussels có các công cụ để buộc các nước EU tuân thủ các lệnh trừng phạt chống lại Nga hay không, bởi vì Hungary, phụ thuộc vào nguồn lực của Nga, đã tuyên bố trả tiền cho Nga bằng đồng rúp, Bộ trưởng Moskwa cho biết hôm 27.4, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, đã nói một cách khá triệt để, rằng những nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả".

Nhưng bản thân EC cũng tiếp tay cho các nước thành viên kẽ hở này để mua khí đốt Nga bằng văn bản hướng dẫn hôm 22.4 nên không biết bà Von der Leyen sẽ có cách gì để ngăn cản thành viên trong khối đồng lòng không mua khí đốt Nga.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Đức tiên phong lách luật mua khí đốt Nga, Áo – Hung theo sau, Ý chuẩn bị tiếp bước, Ba Lan phẫn nộ