Tổng thống Croatia Zoran Milanovic hôm 26.4 tuyên bố cho đến khi người Croatia ở Bosnia & Herzegovina được đối xử thỏa đáng, Quốc hội Croatia "không được phê chuẩn việc gia nhập NATO của bất kỳ nước nào".

Vì sao Tổng thống Croatia yêu cầu Quốc hội không phê duyệt Thụy Điển và Phần Lan vào NATO?

Anh Tú | 27/04/2022, 15:06

Tổng thống Croatia Zoran Milanovic hôm 26.4 tuyên bố cho đến khi người Croatia ở Bosnia & Herzegovina được đối xử thỏa đáng, Quốc hội Croatia "không được phê chuẩn việc gia nhập NATO của bất kỳ nước nào".

Người đứng đầu nhà nước Croatia nói với các phóng viên ở Zagreb rằng việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO có thể được thảo luận, nhưng ông coi đây là một "cuộc phiêu lưu rất nguy hiểm". Ông Milanovic nhắc nhở rằng ông không phải là người quyết định việc gia nhập NATO của các quốc gia đó, nhưng ông coi đó là "hành vi phiêu lưu rất nguy hiểm".

Tổng thống Croatia cảnh báo châu Âu: "Hãy tiến thêm một bước nữa và với Phần Lan, chỉ cách St. Petersburg 50 km. Tôi nghĩ đó là trò lang băm nguy hiểm", đồng thời nhắn nhủ người trong nước: "Phần Lan quan trọng với chúng ta hơn Croatia và người Croatia ở Bosnia & Herzegovina, phải không nào?"

Thậm chí, ông Milanovic còn dùng hình ảnh so sánh đáng sợ: "Theo những gì tôi lo ngại, hãy để họ gia nhập NATO, để họ chọc vào mắt con gấu giận dữ bằng cây bút".

Ông nhắc lại: "Cho đến khi vấn đề về luật bầu cử (ở Bosnia) được giải quyết, cho đến khi Bakir Izetbegović (Tổng thống Bosnia & Herzegovina) buộc phải thay đổi luật bầu cử, Quốc hội (Croatia) không được phê chuẩn việc gia nhập NATO của bất kỳ nước nào", đồng thời gọi đây là" viên đạn bạc lịch sử".

Theo quy định của NATO thì các nước muốn vào tổ chức này đều không bị phản đối bởi tất cả các thành viên trong khối. Do vậy, nếu quốc hội Croatia không đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển vào thì dù cả khối đồng ý cũng không ăn thua.

“Tôi rất tiếc vì điều này đang xảy ra với  một đất nước mẫu mực như Phần Lan nhưng tôi muốn họ ủng chúng tôi trong các vấn đề của chúng tôi”, Milanovic nói.

Hiện nay, bất bình lớn nhất của Croatia là hệ thống bầu cử hiện tại ở nước láng giềng Bosnia & Herzegovina, nơi có cộng đồng sắc tộc Croat được công nhận quyền bình đẳng theo hiến pháp năm 1995 để kết thúc cuộc nội chiến. Zagreb nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật luật bầu cử để người Croat ở Bosnia có thể bầu ra đại diện của chính họ, trái ngược với thông lệ hiện tại là để các đại diện người Croat được bầu bởi cộng đồng lớn hơn gồm người Hồi giáo Bosnia, còn được gọi là Bosniak.

Ngoài ra, Tổng thống Croatia còn bày tỏ bất bình khi phương Tây tỏ ra trọng vọng các nước giàu mà không quan tâm đến những nước có vị thế yếu hơn. 

Ông kể ra một loạt ví dụ như Bulgaria và Romania không thể tham gia khu vực Schengen, Bắc Macedonia và Albania không thể bắt đầu đàm phán gia nhập với EU. Kosovo không được công nhận độc lập, trong khi Phần Lan có thể gia nhập NATO trong một sớm một chiều.

Cũng ngày 26.4 truyền thông Bắc Âu đưa tin, Thuỵ Điển và Phần Lan đã nhất trí nộp đơn đăng ký thành viên NATO sớm nhất là vào giữa tháng 5.

Croatia không phải là nước có truyền thống thân Nga mà ngược lại thì từng có những hiềm khích lớn với Serbia (một nước thân Nga ở bán đảo Balkan). Tuy nhiên, Tổng thống Milanovic lại chia sẻ nhiều quan điểm với Nga nên giữa ông và Thủ tướng Andreij Plenkovic đã có mâu thuẫn lớn trong chính sách đối ngoại.

Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Milanović chỉ trích chuyến thăm Kyiv của Thủ tướng Plenković khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine có dấu hiệu leo thang. Tổng thống Milanović gọi hành gọi đó là “chủ nghĩa lang băm” còn Thủ tướng Plenkovic trả lời rằng chính phủ cũng tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga.

Cuối tháng 1 vừa rồi, ông  Milanović tuyên bố Ukraine không đủ tư cách gia nhập NATO cũng như cáo buộc quốc gia này chìm trong tham nhũng và Nga xứng đáng được đáp ứng yêu cầu an ninh của mình.

Bộ Ngoại giao Ukraine khi đó đã triệu tập đại sứ Croatia Anica Djamić để phản đối và yêu cầu Tổng thống Milanovic xin lỗi. Thủ tướng của Croatia, Plenković lúc đó đã phản ứng bằng cách nói rằng khi nghe những tuyên bố của Milanović, ông nghĩ rằng đó là lời  được nói "bởi các quan chức Nga". Đồng thời, người đứng đầu chính phủ Croatia cũng gửi lời xin lỗi tới Ukraine và nhắc lại rằng Croatia ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn với mạng truyền hình RTL ngay sau đó, Tổng thống Milanović đã từ chối xin lỗi và khẳng định lại lập trường của mình về Ukraine và ông còn cho rằng Thủ tướng Andrej Plenković "cư xử như một đặc vụ của Ukraine".

Croatia trở thành thành viên NATO năm 2009 và gia nhập EU vào năm 2013, khi ông Milanovic làm thủ tướng. Chính trị gia Đảng Dân chủ Xã hội này đã trở thành tổng thống Croatia từ tháng 10.2020. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Tổng thống Croatia yêu cầu Quốc hội không phê duyệt Thụy Điển và Phần Lan vào NATO?