Tại Việt Nam, bên cạnh Tết thì đám cưới hay đám giỗ cũng là các dịp mà những thành viên trong một đại gia đình có thể sum họp với nhau, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Đó là khoảng thời gian ấm cúng nhất, hạnh phúc và là cơ hội để có thể thắt chặt tình cảm. Mặc dù vậy, nếu bạn là người LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới), lớn hơn 18 tuổi và chưa công khai thì bạn sẽ luôn lo sợ về một tình cảnh chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu và làm hỏng đi tâm trạng khi ấy. Đó chính là khi xu

Người đồng tính và nỗi lo sợ khi tụ tập gia đình ngày Tết

Chí Thiện | 28/01/2017, 12:00

Tại Việt Nam, bên cạnh Tết thì đám cưới hay đám giỗ cũng là các dịp mà những thành viên trong một đại gia đình có thể sum họp với nhau, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Đó là khoảng thời gian ấm cúng nhất, hạnh phúc và là cơ hội để có thể thắt chặt tình cảm. Mặc dù vậy, nếu bạn là người LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới), lớn hơn 18 tuổi và chưa công khai thì bạn sẽ luôn lo sợ về một tình cảnh chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu và làm hỏng đi tâm trạng khi ấy. Đó chính là khi xu

Ngay cả khi đã công khai với bố mẹ, người LGBT cũng thường chọn những câu trả lời mang tính "đối phó" thay vì đi thẳng vô vấn đềnhư: "Làm sao con đồng tính được", "Con vẫn còn trẻ và chưa có sự nghiệp ổn định nên chưa nghĩ đến việc có người yêu", "Con đang tìm hiểu vài cô gái/ chàng trai nhưng chưa quyết định", "Con chưa nghĩ đến việc ấy”…

Nữ ca sĩ Hương Giangtừng chia sẻ trước khi chuyển giới cô vốn là một cậu con trai cá tính, thích diện những bộ đồ thời trang phá cách. Chính vì thế, cô luôn thu hút sự chú ý cũng như hàng loạt câu hỏi về giới tính từcác thành viên tronggia đình mỗi khi họp mặt. Dần dần, cô chán ghét những dịp như thế và quyết định ở lì trong phòng.

Nữ ca sĩ Hương Giang

Người LGBT hầu hết đều mong muốn được công khai với người khác bởi vì không ai muốn sống mà phải che giấu bản thân. Họ muốn các mối quan hệ của mình được chắc chắn và hạnh phúc hơn khi dựa trên nền tảng của sự chân thật. Đặc biệt, người thân luôn là đối tượng mà họ nhắm đến đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng thành công thực sự không nhiều, nếu xét bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.

Việc phải nói dối về con người thật trong mỗi dịp tết chắc chắn sẽ khiến cho niềm vui của họ không trọn vẹn, cảm thấy áp lực, chán chường và thậm chí là dần không muốn thân thiết với họ hàng nữa. Sự việc này đưa chúng ta quay trở lại với tầm quan trọng của việc công khai (come-out).

Công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới của người LGBT là một quá trình, và được chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu khi phải trả lời những câu hỏi ấy thì hãy xem như đó là bước đầu tiên trong quá trình công khai của bạn. Nói dối khi chưa sẵn sàng không phải là một điều hoàn toàn sai trái. Vấn đề là bạn quyết định sẽ để tình trạng đó tiếp diễn hay lên kế hoạch để chấm dứt nó. Mặc dù vậy, không hề có bất kỳ mô hình công khai lý thuyết nào thực sự trùng khớp với thực tế của mỗi người. “Sống thật” đòi hỏi sự dũng cảm, khéo léo và kiên trì của từng cá nhân thuộc cộng đồng LGBT.

Đồng tính, song tính hay chuyển giới, bạn vẫn luôn thuộc về tự nhiên. Đừng để sự kém hiểu biết của người khác khiến cho bạn cảm thấy mình thua kém hay dị biệt.

Nhằm chia sẻ thêm về chủ đề này, báo điện tửMột Thế Giới đã phỏng vấn một số người LGBT nổi bật tại Việt Nam để có cái nhìn cận cảnh hơn.

Chị Hải Yến, hiện đang là Giám đốc dự án của Trung tâm ICS chuyên về quyền của người LGBT, cựu Ban quản trị diễn đàn Bạn gái VN dành cho người đồng tính nữ.

Chị Hải Yến, Giám đốc dự án của Trung tâm ICS chuyên về quyền của người LGBT (phải)

Chị Hải Yến, đồng tính nữ, 34 tuổi, chia sẻ: "Trước khi công khai với bố mẹ, mình thường xuyên gặp phải thắc mắc, câu hỏi từ họ hàng mỗi khi họp mặt nhân ngày tết, như là "Bao giờ thì cho bác ăn kẹo?", "Khi nào thì mới cưới chồng đây?", "Bạn trai đâu, sao chưa ra mắt?"… Không phải riêng mình gặp phải những câu hỏi như vậy mà là hầu như người LGBT nào về nhà mỗi dịp tết hoặc có dịp tụ họp với họ hàng làng xóm, đều sẽ "được"nghe những câu hỏi như vậy.

Cảm giác khi đó ra sao à, hồi đầu có khi rất lo lắng mỗi khi biết sắp gặp mặt mọi người vì biết rằng sẽ không chỉ một người mà là hầu như tất cả mọi người gặp mình sẽ hỏi những câu đó, giống như thể đó là câu chào hỏi bình thường kiểu "Bác ăn cơm chưa?", "Bác mới đi chợ về ạ?"… Mình đã khó chịu trong người lắm, vì mình vừa không nói thật với mọi người được, vừa có cảm giác mọi người quan tâm thái quá đến chuyện đời tư của mình. Từ đó dẫn tới tâm lý ngại và không muốn tham dự vào những buổi gặp mặt như vậy.

Tết vô hình chung trở thành một thời điểm không được thoải mái cho lắm. Tới giờ thì khi bố mẹ đã biết, ủng hộ và chia sẻ được cùng người thân khác thì mọi chuyện dễ dàng hơn nhiều. Mình thoải mái hơn khi gặp các bác các dì, họ đã biết không còn đặt các câu hỏi như vậy với mình, thậm chí nếu có ai khác hỏi mình, họ còn nói đỡ cho mình không phải khó xử nữa.

"Đương đầu"với những câu hỏi như vậy giống như đang công khai từ từ, bạn không thể vội vàng mà hãy lựa chọn cách trả lời khéo léo, phù hợp với bối cảnh gia đình và văn hóa nơi gia đình lớn của bạn đang sống. Một số bạn LGBT mà mình biết thì chọn cách nói như chưa tìm được người phù hợp, hoặc do duyên số…".

Anh Huỳnh Minh Thảo, Giám đốc truyền thông của Trung tâm ICS

Anh Huỳnh Minh Thảo, đồng tính nam, 35 tuổi, cho biết: "Tôi cũng đã gặp trường hợp này không ít lần. Cảm giác khi đó thật sự khó chịu. Tuy nhiên, để tránh rắc rối cũng như những câu hỏi không liên quan có thể xuất hiện sau đó, tôi thường trả lời là "Con chưa nghĩ tới việc đó". Kể cả trước hay sau khi công khai cũng vậy".

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch,28 tuổi, đồng tính nam: "Chuyện ngày lễ Tết tụ họp gia đình rồi bị hỏi về chuyện vợ con, Thạch chưa từng gặp phải vì gia đình cũng cởi mở, không quá khắt khe về chuyện này. Chắc có lẽ là do từ đầu Thạch đã chuẩn bị tâm lý cho gia đìnhbiết, trang bị đủ kiến thức để họ hiểu".

Anh Khoa Nguyễn và mẹ

Anh Khoa Nguyễn, đồng tính nam, 24 tuổi, admin của websiteTình Yêu Trai Việt, diễn đàn dành cho người đồng tính nam, cho biết: "Những năm trước, cứ mỗi lần Tết đến, đoàn tụ gia đình thì họ hàng rất hay hỏi thăm tôi "có bạn gái chưa?". Những lúc đó cũng chỉ biết trả lời qua loa là còn phải tập trung học hành, có sự nghiệp thành đạt thì mới dám nghĩ đến chuyện yêu đương và lập gia đình. Nghĩ lại thì cũng lo sợ chứ, mình có thể trả lời như thế được vài năm chứ không thể giấu được lâu dài. Đôi khi tôi ước mọi người hỏi: "Con có người yêu chưa?"thì có lẽ tôi sẽ không ngần ngại trả lời dù vẫn sẽ giấu chuyện công khai người đó.

Tuy nhiên, do nhận được sự ủng hộ của cha mẹ nên việc công khai với "đại gia đình"không trở nên quá khó khăn. Qua sự thuyết phục của mẹ thì họ hàng bên ngoại đã chấp nhận con người của tôi, không còn những câu hỏi về người yêu của tôi, về dự định kết hôn nữa, mà thay vào đó là những lời động viên cố gắng học tập, làm việc để không còn ai có thể coi thường tôi bởi vì tôi là một người đồng tính cả. Điều đặc biệt hơn nữa là bạn trai tôi cũng đã cùng với tôi đến chúc Tết mọi người trong nhà. Lần đầu tiên, một người đồng tính như tôi có được cảm giác mà hầu hết những người dị tính có được trong mỗi dịp tết: Được sống là chính mình".

Vũ Tiến Mạnh

Vũ Tiến Mạnh, chuyển giới nữ, 24 tuổi, nhà thiết kế thời trang vànghệ sĩ biểu diễn,top 6 Project Runway mùa đầu tiên, tâm sự: "Dịp lễ Tết trước đây với tôi đều không thoải mái và chẳng khác gì cực hình. Những dịp tụ tập gia đình, tôi lại thường tránh mặt bởi vì mọi người rất hay hỏi bao giờ thì lấy vợ. Tôi mệt mỏi kinh khủng khi phải nói dối hết lần này đến lần khác. Năm 2013, tôi tham gia chương trình Project Runway mùa đầu tiên, lọt vào top 6 và công khai trên sóng truyền hình. Áp lực sau đó phải nói là cực kỳ nặng nề. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng vượt qua được và xóa bỏ sợi dây bó buộc cuộc sống của mình bấy lâu nay. Hiện tại, gia đình tôi khá thoải mái. Người thân và hàng xóm thỉnh thoảng vẫn hỏi "Khi nào lấy vợ"nhưng giờ đây tôi đã có thể thẳng thắn trả lời để họ hiểu".

Bà Đinh Thị Yến Ly

Bà Đinh Thị Yến Ly, 56 tuổi, thành viên nòng cốt của PFLAG - Hội người thân của LGBT tại Việt Namvà đồng thời là mẹ của anh Khoa Nguyễn, nói: "Tôi đã biết con mình là người đồng tính từ rất lâu mặc dù phải mất nhiều năm để có thể chấp nhận sự thật ấy. Khi xưa, mỗi lần họp mặt gia đình, tôi đều phải kiếm cách lấp liếm dùm cho con, ví dụ như "Nó cũng có vài đứa bạn gái chung lớp nhưng vẫn còn nhỏ, phải lo học, không được lo ra"rồi chuyển sang đề tài khác. Còn hiện tại, sau khi đã cùng con trải qua một đoạn đường dài, từ chấp nhận con người thật cho đến tham gia đấu tranh giành quyền bình đẳng cho con, tôi không còn sợ gì nữa. Nếu có ai đó nhìn thấy tôi trên báo chí truyền thông, rồi đặt câu hỏi một cách tiêu cực, tôi sẽ sẵn sang "đối đầu"với họ. Với tôi, con của mình mới là quan trọng nhất".

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đồng tính và nỗi lo sợ khi tụ tập gia đình ngày Tết