Chỉ trong 1 năm, người Ấn Độ đã chi khoảng 7,2 tỉ USD để mua smartphone từ 4 thương hiệu của Trung Quốc là Xiaomi, Oppo, Vivo và Honor. Thậm chí Vivo đang đe doạ chiếm vị trí của đại diện Hàn Quốc là Samsung, sau khi Xiaomi đã làm điều đó thành công.

Ngoài Samsung, các thương hiệu smartphone hàng đầu tại Ấn Độ đều từ Trung Quốc

04/05/2019, 11:54

Chỉ trong 1 năm, người Ấn Độ đã chi khoảng 7,2 tỉ USD để mua smartphone từ 4 thương hiệu của Trung Quốc là Xiaomi, Oppo, Vivo và Honor. Thậm chí Vivo đang đe doạ chiếm vị trí của đại diện Hàn Quốc là Samsung, sau khi Xiaomi đã làm điều đó thành công.

Ảnh minh họa từ Dazeinfo.com

Theo hãng phân tích Canalys, doanh số quý 1/2019 của Samsung có dấu hiệu đi xuống và là thương hiệu duy nhất trong số 4 hãng smartphone hàng đầu Ấn Độ (theo thứ tự gồm Xiaomi, Samsung, Vivo, Oppo) có doanh số smartphone thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.

Quý vừa qua, Samsung đã xuất xưởng khoảng 7,3 triệu chiếc smartphone tại thị trường Ấn Độ, giảm khoảng 200.000 chiếc so với cùng kỳ năm 2018.

Ấn Độ là một trong những thị trường tối quan trọng đối với Samsung, chỉ sau Trung Quốc. Cho nên nếu Samsung tiếp tục tụt hạng hay sụt giảm số lượng smartphone bán ra tại thị trường này, khả năng giữ vững danh hiệu hãng smartphone hàng đầu thế giới sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Trong khi đó, Vivo đang có tốc độ tăng trưởng doanh số như thời Xiaomi mới bước chân vào thị trường smartphone Ấn Độ và sau đó vươn lên chiếm ngôi đầu thị trường vốn thuộc về Samsung, hồi năm ngoái.

Còn đồng hương Xiaomi thì đạt đến 9,5 triệu máy trong quý đầu năm 2019, tiếp tục giữ mức thị phần cao nhất tại thị trường Ấn Độ với 31,4%.

Từ con số khoảng 2,1 triệu chiếc smartphone và mức thị phần 7,3% vào quý 1/2018 thì 1 năm sau đó con số mà Vivo đạt được là 4,5 triệu chiếc smartphone với mức thị phần là 15%. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của Vivo thậm chí đã đạt đến 108,2%.

Đáng nói là trước đó (tháng 3), người dùng Ấn Độ đã lập hẳn một hashtag trên Twitter có tên #BoycottChinese Products nhằm kêu gọi người dân nước này tẩy chay, tức ngừng mua các sản phẩm điện tử hay quần áo, pháo nổ… do Trung Quốc sản xuất.

Tuy nhiên, thật khó mà tìm ra dấu hiệu nào cho thấy phong trào này có hiệu quả bởi trong năm 2018, người Ấn Độ đã chi khoảng 7,2 tỉ USD để mua smartphone từ 4 thương hiệu smartphone Trung Quốc là Xiaomi, Oppo, Vivo và Honor.

Tính từ quý cuối năm ngoái đến quý 1/2019, 4 trong số 5 thương hiệu smartphone hàng đầu tại Ấn Độ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, thương hiệu hàng đầu còn lại là từ Hàn Quốc nhưng tình hình như đã nói ở trên.

Tại sao người Ấn Độ hay người dân từ nhiều nước trên thế giới lại khó có thể thoát khỏi sản phẩm, hàng hoá Trung Quốc đến vậy, thậm chí là ngày càng "lún" sâu hơn?

Tại Ấn Độ, nhiều công ty Trung Quốc đang thâm nhập ngày một sâu vào thị trường này. Nhưnhà bán lẻ trực tuyến Club Factory có khoảng 40 triệu người dùng tại Ấn Độ. Hay TikTok có lượng người dùng Ấn Độ chiếm gần 40% trong tổng số 500 triệu người dùng. Game PUBG Mobile do tập đoàn Tencent phát hành đang là một game phổ biến và được xếp hạng khá cao tại Ấn Độ.

Thậm chí, theo cư dân mạng nước này thì công ty chuyên thanh toán kỹ thuật số lớn nhất Ấn Độ - Paytm - có cổ đông lớn nhất là tập đoàn Alibaba, tức gần như công ty đang thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc.

Việc "tẩy chay" hàng hóa Trung Quốc hiện nay là điều khá khó khăn và không phải quốc gia nào cũng có thể làm được, ngay cả Mỹ cũng thế chứ đừng nói đến Ấn Độ.

A.T.T tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoài Samsung, các thương hiệu smartphone hàng đầu tại Ấn Độ đều từ Trung Quốc