Những ai nhiễm Omicron có thể ít bị phát triển triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn người nhiễm các biến thể khác, tác giả nghiên cứu mới ở Nhật Bản kết luận.

Nghiên cứu đầu tiên về di chứng hậu COVID-19 ở người nhiễm Omicron so với các biến thể khác

Sơn Vân | 23/05/2022, 12:15

Những ai nhiễm Omicron có thể ít bị phát triển triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn người nhiễm các biến thể khác, tác giả nghiên cứu mới ở Nhật Bản kết luận.

Nghiên cứu được công bố mới đây trên máy chủ lưu trữ sơ bộ của Tạp chí medRxiv (Mỹ) cho thấy, chỉ khoảng 1 bệnh nhân nhiễm Omicron trong số 18 người được phỏng vấn có các triệu chứng COVID-19 kéo dài, so với 10 trên 18 người trong nhóm bệnh nhân tương tự nhiễm biến thể SARS-CoV-2 khác.

Dữ liệu về đặc điểm của bệnh nhân, thông tin liên quan đến COVID-19 giai đoạn cấp tính, cũng như sự hiện diện và thời gian của các triệu chứng liên quan đến COVID-19 đã được thu thập. Tình trạng hậu COVID-19 trong nghiên cứu này được xác định là một triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng trong vòng 3 tháng kể từ khi mắc COVID-19. Chúng tôi đã điều tra và so sánh mức độ phổ biến của tình trạng hậu COVID-19 ở cả hai nhóm sau khi thực hiện so sánh điểm xu hướng”, theo các tác giả nghiên cứu có liên kết với Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Toàn cầu và Bệnh viện Y khoa ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

Các triệu chứng ở bệnh nhân bị COVID-19 kéo dài bao gồm mệt mỏi, khó thở, ho, rụng tóc, trầm cảm, sương mù não, khó tập trung và các vấn đề về trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đã không thể loại trừ những chẩn đoán thay thế có thể phát hiện các triệu chứng này, báo cáo nêu rõ.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đại diện cho dữ liệu dịch tễ học về COVID-19 kéo dài ở bệnh nhân Omicron đã được kiểm tra. Song cần phải nghiên cứu thêm để xem liệu phát hiện này có thể áp dụng cho người nhiễm Omicron nói chung hay không và để xác định tác động lâu dài của biến thể này "với chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và năng suất xã hội", bài viết nêu.

nghien-cuu-dau-tien-ve-di-chung-hau-covid-19-o-nguoi-nhiem-omicron-so-voi-cac-bien-the-khac.jpg
Người nhiễm Omicron ít phát triển triệu chứng hậu COVID-19 hơn so với các biến thể khác - Ảnh: Internet

COVID-19 kéo dài có thể đã ảnh hưởng từ 7 triệu đến 23 triệu người Mỹ từng nhiễm SARS-CoV-2, hoặc lên đến 7% dân số Mỹ, theo Văn phòng kiểm toán của chính phủ Mỹ.

Các ước tính về số người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 kéo dài rất khác nhau, từ 10% đến 80% những người sống sót sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu của trung tâm y tế học thuật Penn State College of Medicine (Mỹ) báo cáo vào năm ngoái rằng hơn một nửa số người khỏi COVID-19 nói các triệu chứng vẫn tồn tại sau 6 tháng.

Arijit Chakravarty, nhà nghiên cứu COVID-19 và Giám đốc điều hành công ty phát triển thuốc Fractal Therapeutics, cho biết COVID-19 kéo dài là tình trạng chưa được hiểu rõ có thể ảnh hưởng đến hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới chỉ trong vài năm. Các chuyên gia nói rằng nó đang nhanh chóng phát triển thành một mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, vượt tầm kiến thức của các bác sĩ.

COVID-19 kéo dài là gì còn phụ thuộc vào cách định nghĩa của từng tổ chức.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa COVID-19 kéo dài là tình trạng xảy ra ở người mắc COVID-19, với các triệu chứng không thể giải thích bằng chẩn đoán khác, kéo dài trong 2 tháng hoặc hơn. WHO cho biết các triệu chứng có thể tồn tại sau khi khởi phát ban đầu hoặc đến sau đó và biến mất theo thời gian.

Theo WHO, các chẩn đoán COVID-19 kéo dài thường không được thực hiện cho đến 3 tháng sau khi bị bệnh cấp tính.

Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ) định nghĩa COVID-19 kéo dài là một tập hợp các triệu chứng bắt nguồn từ SARS-CoV-2, tồn tại hơn 4 tuần sau khi phát hiện dương tính.

Trên thực tế, COVID-19 kéo dài có thể là thuật ngữ bao trùm cho sự kết hợp của các vấn đề và tình trạng: Những người nhiễm SARS-CoV-2 dai dẳng có khả năng tiếp tục lây lan bệnh; những người bị hậu COVID-19 với triệu chứng sẽ hết sau vài tuần....

Hơn nữa, những người mắc COVID-19 đủ nghiêm trọng để yêu cầu nhập viện ở khoa chăm sóc đặc biệt có thể bị các biến chứng sau đó như yếu cơ, khó thở, các vấn đề về nhận thức, lo lắng và trầm cảm — các triệu chứng trông giống COVID-19 kéo dài, nhưng không phải vậy.

Những vấn đề đó có thể xảy ra do thời gian bất động và sử dụng máy thở kéo dài, cùng các tổn thương khác.

Theo một nghiên cứu mang tính bước ngoặt vào tháng 7.2021 được công bố trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh), có vẻ như hầu hết triệu chứng từ tê tai, cảm giác “não như bốc cháy” và ảo giác là tình trạng COVID-19 kéo dài,

Nghiên cứu đã xác định hơn 200 triệu chứng hậu COVID-19 tiềm ẩn trong 10 hệ thống cơ quan, với 66 triệu chứng thường kéo dài hơn 7 tháng. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 4.000 người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 từ gần 60 quốc gia, bị triệu chứng dai dẳng từ 1 tháng trở lên.

Bài liên quan
Omicron BA.4 và BA.5 tránh được kháng thể ở người từng nhiễm BA.1, có thể gây ra đợt dịch mới
Các nhà khoa học Nam Phi phát hiện BA.4 và BA.5 có thể tránh kháng thể được tạo ra do lần nhiễm BA.1 trước đó đủ tốt để gây ra làn sóng dịch mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu đầu tiên về di chứng hậu COVID-19 ở người nhiễm Omicron so với các biến thể khác