Có nên tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai (hay liều thứ 4) không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Nhận mũi vắc xin thứ 4 vẫn có thể nhiễm chủng Omicron mới và truyền vi rút: Có nên tiêm?

Sơn Vân | 15/05/2022, 18:32

Có nên tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai (hay liều thứ 4) không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thứ hai hiện không phải là lựa chọn cho hầu hết người Mỹ. Khi được trang Fortune hỏi vì sao hướng dẫn về mũi vắc xin tăng cường lần hai vẫn chưa được công bố cho phần lớn mọi người hoặc khi nào sẽ xảy ra, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) không trả lời cụ thể. Tuy nhiên, CDC đã chỉ ra hướng dẫn cập nhật cho những người đủ điều kiện, chủ yếu là người già và suy giảm miễn dịch, thúc giục họ xem xét nguy cơ bị bệnh nặng do vi rút SARS-CoV-2 dựa trên các vấn đề sức khỏe hiện có và sự phơi nhiễm trong cộng đồng.

Thông điệp đã được sửa đổi của CDC: Hãy suy nghĩ kỹ trước khi lên lịch cho lần tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ tư. Điều này diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng chính phủ Mỹ có thể đang phân chia nguồn cung cấp vắc xin ngày càng cạn kiệt trong khi chờ các nguồn tài trợ mới tiềm năng từ Quốc hội.

Với những người có đủ điều kiện, liệu tiêm mũi vắc xin tăng cường lần thứ 2 có thực sự giá trị? Những người không đủ điều kiện có tiếc nếu bỏ lỡ nó, đặc biệt là khi đợt dịch COVID-19 thứ năm đang diễn ra ở Mỹ, với một đợt khác được Nhà Trắng dự đoán vào mùa thu và mùa đông năm nay?

Arijit Chakravarty, nhà nghiên cứu COVID-19 và là Giám đốc điều hành công ty Fractal Therapeutics, cho biết: “Mũi vắc xin tăng cường lần thứ hai giống như trên bong bóng. Các tác động có vẻ nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn. Thế nhưng, nếu bạn đang triển khai chiến lược 'phô mai Thụy Sĩ' của riêng mình thì đó là một lớp nữa. Về mặt đó, nó rất đáng giá".

"Hơi hiệu quả"

Câu hỏi về việc có nên đề xuất tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thứ hai với hầu hết người Mỹ là phức tạp, theo Keri Althoff, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg.

"Chúng tôi không muốn khuyến nghị bất cứ điều gì sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại tiềm ẩn. Dù vắc xin mRNA có độ an toàn đáng kinh ngạc, chúng tôi vẫn muốn đảm bảo rằng chúng đang hoạt động hiệu quả để giúp người dân không phải nhập viện hoặc bảo vệ họ khỏi cái chết. Thậm chí tốt hơn, chúng tôi cần đảm bảo rằng những vắc xin này vẫn hoạt động khi vi rút thay đổi”, bà Keri Althoff nói với Fortune.

nhan-mui-vac-xin-covid-19-thu-van-co-the-nhiem-chung-omicron-moi-va-lay-truyen-vi-rut.jpg
Nhiều người đang cân nhắc có nên tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 hay không - Ảnh: Internet

Tờ The Washington Post đưa tin những người từng tiêm vắc xin (chưa rõ số liều) chiếm gần một nửa số ca tử vong do COVID-19 vào tháng 1 và tháng 2.2022 trong đợt bùng phát dịch Omicron ban đầu, tăng từ 23% ở đợt dịch Delta vào mùa thu năm ngoái.

Keri Althoff không bình luận về báo cáo của The Washington Post nếu không xem dữ liệu đằng sau nó. Thế nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng miễn dịch, dù do tiêm vắc xin hay nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, sẽ suy yếu theo thời gian.

Chúng tôi biết khả năng miễn dịch bắt đầu suy yếu sau 4 tháng hoặc lâu hơn, và chúng tôi biết một biến thể mới có khả năng phá vỡ khả năng miễn dịch cao hơn”, Tiến sĩ Marcus Pereira, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết trong một bài đăng trên blog vào tháng 4.2022.

Ông nói: “Tiêm mũi vắc xin thứ tư dường như không tạo ra nhiều lợi ích khi nói đến việc ngăn kết quả COVID-19 nghiêm trọng hơn cho những người trẻ tuổi hơn”.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số các nhân viên chăm sóc sức khỏe được tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai, các kháng thể được phục hồi ở mức thường thấy sau lần tiêm nhắc lại lần đầu tiên. Với các nhân viên chăm sóc sức khỏe không được tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai, mức kháng thể tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai không làm giảm đáng kể tỷ lệ phần trăm những người cuối cùng nhiễm Omicron (khoảng 20%), so với 25% ở những người chỉ nhận mũi tăng cường duy nhất.

Những nhân viên chăm sóc sức khỏe nhiễm Omicron, bất kể nhận 1 hay 2 mũi vắc xin tăng cường, đều gặp phải các triệu chứng nhẹ nhưng tải lượng vi rút cao, có nghĩa là họ có khả năng lây truyền cho người khác.

Nghiên cứu gọi mũi vắc xin tăng cường thứ hai là "sinh miễn dịch và an toàn nhưng chỉ hơi hiệu quả, chủ yếu chống lại bệnh có triệu chứng". Nó đã thất bại trong việc tạo ra hiệu quả mạnh mẽ cho những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.

Rắc rối khi xếp các cá nhân vào hai loại - suy giảm miễn dịch hoặc không - là có rất nhiều người không đồng nhất về sức mạnh của đáp ứng miễn dịch”, Arijit Chakravarty nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhóm nghiên cứu của ông sẽ sớm xuất bản một bài viết về chủ đề này.

"Lợi ích thoáng qua"

Mũi vắc xin COVID-19 tăng cường phục hồi khả năng bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng nhưng thời gian ngắn hơn một chút”, Arijit Chakravarty cho biết, trích dẫn một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Network Open hôm 13.5.

Nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm hiệu quả của vắc xin chống lại Omicron diễn ra chỉ vài tuần sau khi nhận mũi vắc xin thứ ba, so với vài tháng nếu tiêm mũi vắc xin thứ tư, gọi đáp ứng kháng thể khi tiêm mũi tăng cường là “thoáng qua”.

Song có nhiều điều để đề cập hơn là khả năng của một người trong việc tăng cường đáp ứng với việc tiêm vắc xin lặp lại.

Ông nói: “Cơ thể của bạn đáp ứng khác nhau với mỗi liều vắc xin mới, nhưng vi rút cũng đang phản ứng”.

Biến thể phụ của Omicron ngày càng trở nên thành thạo trong việc tránh khả năng miễn dịch với cả nhiễm SARS-CoV-2 và tiêm vắc xin trước đó. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người trước đó đã nhiễm Omicron BA.1 nhưng không tiêm vắc xin bị giảm gần 8 lần kháng thể trung hòa khi tiếp xúc BA.4 và BA.5, hai dòng Omicron mới đang gây tăng ca mắc COVID-19 ở Nam Phi và được châu Âu xem là biến thể đáng lo ngại. Trong khi những người đã tiêm vắc xin và mắc COVID-19 trước đó giảm 3 lần kháng thể trung hòa khi tiếp xúc BA.4 và BA.5.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết BA.4 và BA.5 có thể dẫn đến các ca mắc COVID-19 tăng vọt trên khắp châu lục này, gây thêm áp lực lên bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt vài tuần và vài tháng. ECDC nói thêm rằng các quốc gia nên tiếp tục cảnh giác với các dấu hiệu cho thấy hai biến thể mới đang xuất hiện.

Hy vọng ban đầu là các kháng thể chống lại chủng SARS-CoV-2 ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) sẽ có hiệu quả với các biến thể và dòng phụ trong tương lai, “nhưng vi rút đang hoạt động cả ngày lẫn đêm để giải quyết vấn đề đó”, Arijit Chakravarty nói.

Arijit Chakravarty khuyên những ai chưa nhận mũi vắc xin COVID-19 tăng cường đầu tiên nên làm như vậy và tiêm nhắc lại lần nữa nếu có thể.

Cá nhân tôi? Tôi sẽ nhận mũi vắc xin tăng cường thứ hai. Nó sẽ rất tuyệt vời phải không? Không. Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người quên rằng trên thực tế, hiệu quả vắc xin đang giảm dần, gần như đã mất hẳn, về khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm. Nó cũng có thể mất khả năng bảo vệ khỏi bệnh nặng.

Nhận mũi vắc xin tăng cường thứ hai hoặc không, nhưng dù bằng cách nào, 6 tháng nữa, tất cả chúng ta lại ở trong cùng một nhóm, dù ít hay nhiều”, Arijit Chakravarty chia sẻ.

Arijit Chakravarty nói vắc xin là một công cụ trong kho vũ khí chống lại COVID-19. Những người muốn giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 đôi khi dẫn đến chết người hay bị triệu chứng kéo dài nên đeo khẩu trang chất lượng như N95.

Ông nói: “Hiện tại, biện pháp can thiệp hiệu quả nhất là đeo khẩu trang. Thật không may, vì sau hai năm, chúng ta đáng lẽ đã vượt qua thời điểm này".

Thông điệp của Arijit Chakravarty gửi tới những người đủ điều kiện để nhận mũi vắc xin COVID-19 tăng cường lần hai: “Bạn cần phải tìm hiểu xem nếu chỉ có thêm một vài tuần hoặc một vài tháng để được bảo vệ thì khi nào là thời điểm thích hợp cho bạn? Đó là những gì bạn sẽ tính đến vào thời điểm hiện tại. Việc tính toán trong tương lai có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của biến thể tiếp theo ra sao".

Đối tượng nào được tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 ở Việt Nam?

Cuối tháng 4 vừa qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế gửi văn bản đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4.

Theo đó, ngày 25.4, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vắc xin, trong đó có việc tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Tại cuộc họp, Hội đồng đã thống nhất kết luận với việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 như sau:

- Đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp).

- Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do AstraZeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3.

- Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin về mũi 4 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 gửi Bộ Y tế.

Bài liên quan
Người nhiễm Omicron BA.1, BA.2 hầu như không tạo ra kháng thể chống lại biến thể khác
Một nghiên cứu mới cho thấy những người chưa tiêm vắc xin nhiễm Omicron không có khả năng phát triển kháng thể giúp bảo vệ họ chống lại các biến thể SARS-CoV-2 khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận mũi vắc xin thứ 4 vẫn có thể nhiễm chủng Omicron mới và truyền vi rút: Có nên tiêm?