Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, và Hong Kong gần đây thông báo rằng họ sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế trong những tháng tới.

Ngày càng nhiều nước châu Á chọn sống chung với COVID-19

Anh Tú | 11/09/2021, 12:51

Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, và Hong Kong gần đây thông báo rằng họ sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế trong những tháng tới.

Trong khi Mỹ và Châu Âu gần đây đã quay lại thắt chặt các hạn chế để phòng chống đại dịch và New Zealand bám sát mục tiêu không có ca nhiễm coronavirus, thì ngày càng nhiều nơi ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại đang đi theo một hướng khác: chuẩn bị cho cuộc sống chấp nhận mức độ nhiễm COVID-19 nhất định.

Các nhà lãnh đạo ở Singapore, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, và Hong Kong gần đây thông báo rằng họ sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế trong những tháng tới, ngay cả khi các ca nhiễm gia tăng ở một số khu vực.

Singapore đã mở cửa biên giới với nhiều quốc gia hơn và nới lỏng các quy tắc kiểm dịch đối với một số du khách trong nước vào 10.9. Theo dữ liệu do Bộ Y tế Singapore công bố, số ca nhiễm mới hôm 9.9 ở Singapore đã tăng lên hơn mốc 400 lần đầu tiên kể từ tháng 8.2020, nhưng số ca nặng đã chững lại ở mức trung bình 23 ca mỗi ngày trong tuần này.

Hong Kong, nơi đã duy trì một số quy tắc nghiêm ngặt nhất trên thế giới, bắt đầu cho phép cư dân từ Trung Quốc đại lục nhập cảnh thành phố mà không cần cách ly bắt đầu từ 8.9.

Tại Hàn Quốc, Son Young-rae, một quan chức y tế, cho biết Bộ Y tế sẽ bắt đầu mở cửa trở lại vào tháng 11, khi 70% dân số dự kiến ​​sẽ được tiêm chủng đầy đủ.

Các quan chức trong chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét nới lỏng các hạn chế đối với việc đi lại và các cuộc tụ họp lớn vào tháng 11, Tháng trước, Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết gần 60% dân số Nhật Bản sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng 9.

Dù thận trọng, Indonesia đã nới lỏng các hạn chế trong vài tuần qua khi các ca giảm xuống. Các quan chức ở Malaysia cho biết họ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 80% người trưởng thành vào cuối tháng này và nới lỏng các hạn chế vào cuối tháng 10.

Còn tại Úc, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng nước này phải từ bỏ chiến lược zero-Covid vào một thời điểm nào đó. Ông nói: “Các ca nhiễm sẽ không phải là vấn đề” khi 70% dân số được tiêm chủng"

Tuy nhiên, một số nơi ở châu Á tiếp tục gặp khó khăn với số ca mắc ngày càng tăng do các đợt tiêm chủng vẫn còn tiến hành chậm.

Ví dụ, Đài Loan, gần đây đã ghi nhận ​​các ổ dịch của biến thể Delta xuất hiện gần Đài Bắc. Đầu tuần này, Đài Loan mới nhận được lô vắc xin Pfizer-BioNTech đầu tiên sau nhiều tháng cố gắng đàm phán.

Chính phủ Malaysia và Philippines cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu vắc xin và duy trì các biện pháp hạn chế đại dịch của họ. Đầu mùa hè này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng những người từ chối tiêm vắc-xin không được phép rời khỏi nhà. Nước này đã tiêm phòng đầy đủ cho 15% dân số.

Trong khi đó, Campuchia được ghi nhận là điểm sáng trong việc thực hiện tiêm chủng vắc xin ở châu Á. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, số ca nhiễm của Campuchia bất ngờ từ cao trở lại với sự xuất hiện của biến chủng Delta. Điều này sẽ là thách thức lớn trong việc Campuchia mở cửa trở lại một cách an toàn. Campuchia cũng ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm mới nhập cảnh lên đến 160 vào hôm qua với đa phần người nhập cảnh từ Thái Lan, nơi biên giới mở cửa từ tháng trước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày càng nhiều nước châu Á chọn sống chung với COVID-19