Trung Quốc hiện vẫn là nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất cho ngành da giày Việt Nam, theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Ngành da giày Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Quốc

Tuyết Nhung 14:45 21/08/2024

Trung Quốc hiện vẫn là nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất cho ngành da giày Việt Nam, theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam.

Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), 10 năm trước đây, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày chỉ đạt 40%, hiện mức trung bình tăng lên 55%, cá biệt có những mặt hàng như giày thể thao có thể chủ động 70 - 80%, giày vải chủ động gần như 100% nguyên phụ liệu trong nước.

img_9387.jpg.jpg
Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt may và da giày phát triển chưa được như kỳ vọng - Ảnh: TN

Trên thực tế, toàn ngành có 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, khiến cho các nhà sản xuất da, giày khó chủ động được đơn hàng và nguồn nguyên liệu.

Với lợi thế giá thành cạnh tranh, vận chuyển thuận lợi, đa dạng chủng loại và chất lượng, Trung Quốc hiện vẫn là nguồn cung nguyên phụ liệu lớn nhất cho ngành da giày Việt Nam, với khoảng 35%; tiếp đến là Thái Lan với 11,8%; Ý 10,3%... Ngoài ra, doanh nghiệp da giày trong nước còn nhập khẩu da thuộc từ Mỹ, Hàn Quốc và những thị trường khác, tuy nhiên tỷ trọng mỗi thị trường không cao.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó chủ tịch thường trực Hội Da giày TP.HCM cho biết công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đã được đề cập rất nhiều năm nhưng chưa đạt được sự mong mỏi của nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất... và cần có thêm một lộ trình dài hơi.

Tại thời điểm này, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành da giày vẫn phải nhập khẩu. Đáng chú ý, nguyên phụ liệu da giày chỉ mới tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao. Hàng năm, một số doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các phụ liệu như: da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất...

LEFASO chỉ ra rằng, thời gian sắp tới, ngành da giày Việt Nam tham gia sản xuất nhiều dòng giày thuộc phân khúc cao cấp hơn, do đó đầu tư phát triển nguyên phụ liệu, doanh nghiệp trong nước cần tập trung vào công nghệ mới và chất lượng cao. Để đáp ứng các điều kiện đó, doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới chất lượng nhân lực cũng như hệ thống cơ sở sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng lượng sạch, công nghệ xanh mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU.

Đối với ngành da giày, chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giày da, túi xách thông dụng và thời trang. Đối với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, tập trung mạnh hơn vào phát triển mẫu mốt thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu nhu cầu thị trường.

Đứng trước mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, Việt Nam cần có sự đồng bộ về cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành da giày hiện nay theo xu hướng thời trang thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp hỗ trợ da giày phù hợp với xu hướng.

Một số chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần hỗ trợ hình thành các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên biệt cho ngành da giày, tập trung sản xuất da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế,... thuận tiện cho bảo vệ môi truờng và tổ chức sản xuất tập trung, phát triển công nghiệp phụ trợ, với các cơ chế, chính sách trên thực tế thích hợp. Hơn nữa, xuất phát điểm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ còn thấp, năng lực yếu, hầu như chưa đủ sức đáp ứng những đơn hàng quá lớn...

Việc ban hành chính sách phát triển các cụm công nghiệp da giày theo từng vùng là định hướng phát triển mới có tính hiệu quả và khả thi cao. Đồng thời, cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, để xây dựng được chuỗi sản xuất khép kín cho ngành, Bộ Công Thương cho rằng những giải pháp cho phát triển công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên hướng đến doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước đứng vững trước các biến động của thị trường thế giới, tránh tình trạng bị nhà đầu tư nước ngoài mượn quy tắc xuất xứ để hưởng lợi trong xuất khẩu. Tăng tỷ lệ nội địa hóa hay phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn đang là bài toán khó cho nhiều ngành nghề chứ không riêng gì ngành da giày. Tuy nhiên, nếu chúng ta có đủ quyết tâm và có sự chuẩn bị từ sớm thì vẫn có cơ hội đạt được những bước tiến nhanh trong tương lai.

Bên cạnh đó, để nỗ lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ... Trên cơ sở đó, tập trung phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất trong nước và nước ngoài.

Trên cơ sở đó, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bài liên quan
'Mạnh tay' chi hơn 6 tỉ USD nhập nguyên liệu dệt may, da giày Trung Quốc
Trong số nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may, vải có lượng nhập lớn nhất, chiếm 45%. Với ngành da giày, nhập khẩu da tới 65-70%, vải 40%...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành da giày Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Quốc