Nga và Ả Rập Saudi, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã đồng ý giữ nguyên sản lượng dầu khai thác sau một loạt các cuộc hội đàm tại Qatar.

Nga và Ả Rập Saudi chính thức bắt tay cứu giá dầu

Một Thế Giới | 17/02/2016, 07:01

Nga và Ả Rập Saudi, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã đồng ý giữ nguyên sản lượng dầu khai thác sau một loạt các cuộc hội đàm tại Qatar.

Ngày 16.2, các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ thế giới (OPEC) đã phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với sự góp mặt của cả những nước ngoài tổ chức, nhằm thảo luận biện pháp cứu giá dầu, vốn đã giảm hơn 70% trong hơn hai năm qua.
Sau cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Ali Al-Naimi khẳng định sẽ giữ nguyên mức sản xuất dầu trong tháng 1.2016, dù cả 2 nước vẫn muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, cả khối OPEC có sản lượng khai thác dầu lên đến 31,5 triệu thùng/ngày.
Tốc độ đàm phán của thỏa thuận giữa Nga và Ả Rập Saudi đã "gây ngạc nhiên" cho toàn bộ giới phân tích khi trước đó nhiều lần cuộc đàm phán cứu giá dầu đã đổ bể vì các nước vẫn quyết tăng sản lượng khai thác nhằm chiếm thị phần cao hơn. Tuy nhiên, thỏa thuận có thể gặp khó khăn khi Iran, nước mới vừa được dỡ bỏ cấm vận, đang tăng tốc khai thác dầu để xuất khẩu.
“Việc duy trì sản lượng không thể tạo ra một sự thay đổi ngay lập tức, tuy nhiên, nó sẽ là nền tảng cho giá dầu tăng lên trong nửa sau của năm 2016”, Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Olivier Jacob.
Ả Rập Saudi đã khẳng định sẽ không hạ sản lượng nếu những nước ngoài OPEC không hợp tác, trong khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng nhận định, việc cắt giảm chỉ có thể diễn ra nếu tất cả cùng làm việc này. Một đại biểu cấp cao của OPEC cho biết: "Chúng tôi sẽ đánh giá tình hình và xem xét cắt giảm sản xuất".
OPEC trong năm 2014 đã cố tạo nên một cuộc chiến giá dầu bằng cách thả nổi thị trường nhằm "ép chết" ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ và dầu siêu nước sâu của Brazil. Tuy nhiên với việc giá dầu liên tiếp đạt mức thấp kỷ lục, những nước không muốn cắt giảm sản lượng giờ đã đều phải ngồi vào bàn đàm phán.
Theo ước tính, Venezuela là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong khối OPEC. Trong khi đó, giá dầu cứ giảm 1 USD thì Nga mất 2 tỉ USD trong ngân sách chính phủ; còn Ả Rập Saudi tính toán thâm hụt ngân sách của nước này đạt gần 100 tỉ USD trong năm 2015, tuy nhiên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói rằng con số chính xác phải là 150 tỉ USD.
Trong phiên giao dịch vào ngày 16.2, giá dầu Brent ở thị trường London đã tăng nhẹ lên 35 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ cũng chạm mức 31 USD/thùng.

Thiên Hà (theo Financial Times)

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga và Ả Rập Saudi chính thức bắt tay cứu giá dầu