Nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều biến động khó lường đã khiến Nga chuyển hướng sang bán dầu cho Ấn Độ. Tuy nhiên, toan tính của Nga khi quyết định bán dầu cho Ấn  Độ là gì?

Nga toan tính điều gì khi chuyển hướng bán dầu cho Ấn Độ?

Một Thế Giới | 19/09/2015, 19:00

Nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều biến động khó lường đã khiến Nga chuyển hướng sang bán dầu cho Ấn Độ. Tuy nhiên, toan tính của Nga khi quyết định bán dầu cho Ấn  Độ là gì?

Trên thực tế, Trung Quốc chỉ đầu tư 1,6 tỷ USD sang thị trường Nga năm 2014, trong khi Nga đầu tư 151,5 tỷ USD trong cùng thời kỳ vào nền kinh tế Trung Quốc.
Với tình hình hiện nay của Trung Quốc, Nga đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ, nước láng giềng thân cận của Trung Quốc, về lĩnh vực dầu khí. Vậy, Nga toan tính điều gì khi chuyển hướng bán dầu cho Ấn Độ? . 
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-Nga được tổ chức vào tháng 12 năm 2014 tại New Delhi, Tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó cả hai nước đã ký kết nhiều hiệp định song phương quan trọng.
Các thỏa thuận đều nằm trong một chương trình song phương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó bao gồm thăm dò dầu khí và sản xuất cùng với nguồn cung cấp LNG trong tương lai và các dự án mới.
Theo đó, Nga đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ. Vào ngày 8.7.2015, Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và công ty dầu Essar Oil Limited thuộc Tập đoàn Essar Group của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD.
Các điều khoản chính hợp tác giữa hai bên chỉ ra, Tập đoàn Essar Group sẽ bán 49% cổ phần của  Essar Oil  cho Tập đoàn Rosneft của Nga với mức giá hơn 1,5 tỷ USD.
Ngoài ra, nhu cầu nội địa của Ấn Độ đối với dầu được thiết lập sẽ tăng từ 224 tấn năm 2014 đến 310 tấn năm 2030, trong khi đó nhu cầu về xăng sẽ tăng lên gấp đối từ 51 tỷ m3 trong 2014 đến 114 tỷ m3 vào năm 2030. 
Essar Oil  hiện đã có gần 1.600 trạm xăng bán lẻ ở khắp nơi Ấn Độ. Essar và Rosneft lên kế hoạch tăng gấp ba lần số trạm xăng bán lẻ trong hai năm tới.
Ngoài các thỏa thuận của Essar, Rosneft cũng đã bán 15% cổ phần của Vankorneft (một công ty con của Rosneft được hình thành vào năm 2004 để phát triển và duy trì một lĩnh vực dầu khí lớn của Nga mang tên Vankor) cho Tập đoàn Dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONGC) với mức giá được báo cáo là 1,25 tỷ USD.
Trong khi các thỏa thuận với Ấn Độ vẫn còn chưa chính thức thực hiện, Rosneft vẫn tiếp tục đàm phán với Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNPS) về số cổ phần của Vankorneft. 
Rõ ràng, những giao dịch về năng lượng của Nga với Ấn Độ luôn được lên kế hoạch rõ ràng mà không có bất kỳ sự chậm trễ hay trở ngại nào, không giống như các chương trình thỏa thuận với Trung Quốc.
Trở lại năm 2007, Putin dự đoán rằng Nga sẽ xuất khẩu 35% tổng số dầu thô và 25% tổng nguồn cung khí đốt cho Trung Quốc vào năm 2025. Putin thậm chí dự kiến rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại lớn của Nga và sẽ vượt qua EU đến năm 2030.
Tuy nhiên, những dấu hiệu về tình hình kinh tế suy thoái của Trung Quốc và các dự án giữa hai nước liên tục bị trì hoãn khiến cho những kỳ vòng của Nga càng trở nên quá xa vời.
Mặt khác, Nga sẽ không từ bỏ châu Âu. Công ty Gazprom của Nga gần đây tuyên bố một thỏa thuận "hoán đổi tài sản" với các công ty dầu của châu Âu bao gồm BASF, Royal Dutch Shell, E.ON, và OMV.
Động thái này sẽ tăng cường quan hệ đối tác Nga-EU trong những năm tới, tăng sự hiện diện của Nga ở châu Âu và ngược lại, cho phép EU mua khí đốt của Nga hơn.
Tuy nhiên, châu Âu vẫn không phải là một thị trường lớn mạnh về dầu khí. Nếu tình hình ở Trung Quốc vẫn trên đà suy thoái, Nga có thể sẽ xem xét để mở rộng mối quan hệ với Ấn Độ.
Trung Quốc vẫn đang là quốc gia đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ qua, nhưng tương lai có thể thuộc về Ấn Độ. Đó là lý do tại sao Nga muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Ấn Độ từ bây giờ.
Tuyết Nhung (Theo Business Insider)

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga toan tính điều gì khi chuyển hướng bán dầu cho Ấn Độ?