Quyết định không tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến các thị trường từ Nhật Bản tới Đức không khỏi "thất vọng".
Mike van Dulken, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ở Accendo Markets, cho biết các nhà đầu tư đang cảm thấy không thoải mái sau khi Fed nhấn mạnh "những mối quan tâm về các yếu tố bên ngoài như Trung Quốc, biến động thị trường hay sự suy giảm của các đồng tiền".
Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 2%. Các chỉ số ở Úc, Hồng Kông, Thượng Hải đang trên đà tăng rất khiêm tốn.
Trong khi đó, đồng USD đã suy giảm so với các đồng tiền ở châu Á, đặc biệt là đồng Yên của Nhật Bản.
Giá vàng đã tăng khoảng 1,6% ở mức 1.135 USD/ounce.
Lãi suất cơ bản của Fed vẫn ở mức gần 0% kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và quyết định này đã được giữ nguyên gần một thập kỷ kể từ khi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất.
Hiện tại, so với các nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối mạnh, tuy nhiên đà suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát thấp ở Mỹ và các thị trường chứng khoán biến động đã khiến Fed "động lòng" và đưa ra quyết định giữ nguyên mức lãi suất.
"Tình hình ở thế giới rất đáng được cân nhắc. Mối quan tâm cao về tăng trưởng ở Trung Quốc và các nền kinh tế thị trường mới nổi khác đã dẫn đến những biến động đáng chú ý tại các thị trường tài chính.", Chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết tại một cuộc họp báo ngày 17.9.
Tuy nhiên, giờ đây, khi đồng USD tăng cũng giống như mức lãi suất tăng. Điều này sẽ làm cho các thị trường và doanh nghiệp ở các quốc gia mới nổi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán nợ bằng USD. Trong khi đó, động cơ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi như dầu, đồng và đậu nành đã giảm xuống trong năm qua.
Theo đó, mối quan tâm hiện nay chính là những nhân tố này sẽ càn quét tiền ra khỏi các thị trường mới nổi.
Tuyết Nhung (Theo CNN)