Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đã nói với Ukraine rằng họ sẵn sàng dừng các hoạt động quân sự "trong tức thời" nếu Kyiv đáp ứng “danh sách các điều kiện”.

Nga lý giải các yêu sách với Ukraine nhưng tất cả đều khiến Kyiv khó chấp nhận

Anh Tú (dịch) | 08/03/2022, 10:37

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đã nói với Ukraine rằng họ sẵn sàng dừng các hoạt động quân sự "trong tức thời" nếu Kyiv đáp ứng “danh sách các điều kiện”.

Điều kiện đó là gì? Ông Dmitry Peskov cho biết Moscow yêu cầu Ukraine ngừng hành động quân sự, thay đổi hiến pháp để “tôn trọng trung lập”, “thừa nhận Crimea là lãnh thổ của Nga” và “công nhận các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập”.

Nga lý giải các yêu sách của mình

Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của Nga cho đến nay trong số các điều khoản mà nước này muốn áp đặt đối với Ukraine nhằm ngăn chặn hoạt động mà nước này gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt", hiện đã bước sang ngày thứ 12.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Reuters, ông Peskov nói rằng Ukraine đã biết về các điều kiện. "Và họ được thông báo rằng tất cả điều này có thể được dừng lại tức thời".

Ngoài ra, người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga không tìm cách đưa ra thêm bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào đối với Ukraine và nói rằng việc họ yêu cầu Kyiv được giao nộp là "không đúng sự thật".

"Chúng tôi thực sự đang hoàn thành việc phi quân sự hóa Ukraine. Chúng tôi sẽ hoàn thành nó. Nhưng điều quan trọng chính là Ukraine ngừng hành động quân sự. Họ nên dừng hành động quân sự của mình và sau đó sẽ không ai nổ súng".

Về vấn đề trung lập, Peskov nói: "Họ nên sửa đổi hiến pháp, theo đó Ukraine sẽ bác bỏ bất kỳ mục đích gia nhập bất kỳ khối nào".

Ông nói thêm: "Chúng tôi cũng đã nói về cách họ nên công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và họ cần phải công nhận rằng Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Chỉ vậy thôi. Mọi chuyện sẽ dừng lại trong tức khắc".

Việc phác thảo các yêu cầu của Nga được đưa ra khi các phái đoàn từ Nga và Ukraine chuẩn bị gặp nhau vào hôm qua cho vòng đàm phán thứ ba nhằm mục đích chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

Về việc “công nhận rằng Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập", người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết: “Đây không phải là chuyện chúng tôi chiếm giữ Lugansk và Donetsk từ Ukraine. Donetsk và Lugansk không muốn là một phần của Ukraine. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng phải bị tiêu diệt".

"Đối với phần còn lại, Ukraine là một quốc gia độc lập sẽ sống như họ muốn, nhưng với điều kiện là giữ trung lập".

Ông cho biết tất cả các yêu cầu đã được xây dựng và trao đổi trong hai vòng đàm phán đầu tiên giữa các phái đoàn Nga và Ukraine, diễn ra vào tuần trước.

"Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ suôn sẻ và họ sẽ phản ứng theo cách phù hợp", Peskov nói.

Ông nói, Nga đã buộc phải thực hiện các hành động quyết định để buộc phi quân sự hóa Ukraine, thay vì chỉ công nhận nền độc lập của các khu vực ly khai.

Điều này là để bảo vệ 3 triệu dân nói tiếng Nga ở các "nước cộng hòa" này, những người mà ông nói đang bị đe dọa bởi 100.000 quân Ukraine.

"Chúng tôi không thể hiểu được họ. Chúng tôi sẽ làm gì với 100.000 quân đội đang đứng ở biên giới Donetsk và Lugansk có thể tấn công bất cứ lúc nào. Họ luôn được Mỹ và Anh tuồn vũ khí”.

Peskov cho biết tình hình ở Ukraine đã gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với an ninh của Nga so với năm 2014. Thời điểm đó, Nga cũng đã tập trung 150.000 quân ở biên giới với Ukraine, gây ra lo ngại về một cuộc tấn công của Nga, nhưng Moscow tự kiềm chế sau khi sáp nhập Crimea.

Ông nói: "Kể từ đó, tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với chúng tôi. Năm 2014, họ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine và chuẩn bị quân đội cho NATO, phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO".

"Cuối cùng, điều làm nghiêng sự cân bằng là cuộc sống của 3 triệu người này ở Donbass. Chúng tôi hiểu rằng họ sẽ bị tấn công"

Ông Peskov cho biết Nga cũng đã phải hành động khi đối mặt với mối đe dọa từ NATO, đồng thời cho rằng việc liên minh đặt tên lửa ở Ukraine chỉ là vấn đề thời gian như ở Ba Lan và Romania, đồng thời khẳng định: "Chúng tôi chỉ biết rằng chúng tôi không thể chịu đựng thêm điều này nữa. Chúng tôi phải hành động".

Ukraine sẽ khó chấp nhận

Về phía Ukraine, Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Mykhailo Podoliak cho biết vòng đàm phán thứ ba giữa Ukraine và Nga đã kết thúc mà không đề cập gì đến các yêu sách của Nga. Ông Podoliak chỉ thông báo có một số phát triển tích cực trong việc cải thiện hậu cần của các hành lang nhân đạo.

Trong tuyên bố được phát bằng video trên twitter, ông nói "chúng tôi đã nhận được một số kết quả tích cực về hậu cần cho hành lang nhân đạo, chúng sẽ được sửa đổi".

"Từ quan điểm của đường lối chính trị quan trọng, bao gồm ngừng bắn, đình chiến và nói chung là chấm dứt thù địch, các cuộc tham vấn sâu rộng sẽ tiếp tục. Cho đến nay, không có kết quả nào cải thiện đáng kể tình hình. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh một lần nữa các cuộc tham vấn sẽ được tiếp tục và chúng ta sẽ đạt được kết quả".

Nhưng trong danh sách các yêu sách của Nga gồm thay đổi hiến pháp để “tôn trọng trung lập”, “thừa nhận Crimea là lãnh thổ của Nga” và “công nhận các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập” thì chỉ có điều đầu tiên là Ukraine có thể chấp nhận nửa chừng. Nửa chừng ở đây có nghĩ là chỉ cam kết chứ đưa ra hiến pháp thì hơi khó vì nó đòi hỏi cả quốc hội Ukraine thông qua.

Còn hai vấn đề về Crimea và Donbas thì Ukraine khó chấp nhận, kể cả người cầm quyền Kyiv là Victor Yanukovich đi chăng nữa. Đơn giản vì bất kỳ chính quyền nào cũng không thể thỏa hiệp về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga lý giải các yêu sách với Ukraine nhưng tất cả đều khiến Kyiv khó chấp nhận