Trong cơn hỗn loạn có quy mô toàn cầu mang tên Brexit, vẫn có những quốc gia có thể mỉm cười sau khi nó diễn ra, đó là Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Nga hay Trung Quốc sẽ hưởng lợi khi Brexit diễn ra?

Nhàn Đàm | 25/06/2016, 14:52

Trong cơn hỗn loạn có quy mô toàn cầu mang tên Brexit, vẫn có những quốc gia có thể mỉm cười sau khi nó diễn ra, đó là Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Thế giới, hay chính xác hơn là nền kinh tế thế giới đang trải qua thời điểm hỗn loạn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, khi sự kiện người dân Anh bỏ phiếu trưng muốn nước Anh rời khỏi EUđã diễn ra. Thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, các phương tiện cất trữ như vàng tăng giá khủng khiếp, các nhà lãnh đạo lo lắng còn người dân châu Âu cũng như toàn cầu thì hoang mang.

Không ai có thể khẳng định được điều gì sẽ xảy ra vào ngày hôm sau, khi mà mọi dự đoán về những hậu quả mà Brexit có thể gây ra của các chuyên gia đã thiếu chính xác một cách thảm hại. Tuy vậy, vẫn có những quốc gia hưởng lợi ích đáng kể từ sự kiện được coi như thảm họa đối với nền kinh tế toàn cầu này, đó là Nga và Trung Quốc.

Quả thực, so với những gì diễn ra hơn 1 ngày qua, sau khi cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ởAnh kết thúc, đã vượt xa so với những dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Mọi chuyện trở nên thực sự kinh khủng.

Trước hết, đồng bảng Anh - đơn vị tiền tệ của nước chủ nhà và cũng là nguyên nhân gây ra Brexit - sụt giá thảm hại, chỉ trong vòng 1 ngày sau khi có kết quả bỏ phiếu trưng cầu dân ý, đồng bảng Anh đã sụt giá tới 10% - mức giảm lớn nhất trong lịch sử của đồng tiền này, cao hơn nhiều so với mức giảm 4,1% vào năm 1992 khi cú bán tháo được dẫn đầu bởi George Soros gây ra vốn là sự kiện được người Anh coi là một thảm họa. Đó là chưa kể, không ai dám chắc mức giảm kỷ lục 10% đã là chạm đáy hay chưa, thực tế đã chỉ ra khi một đồng tiền có mệnh giá ổn định lâu dài như đồng bảng Anh trượt giá kỷ lục tới 10% chỉ trong vòng một ngày thì không bao giờ có chuyện nó dừng lại trong ngày thứ hai.

Nước Anh và người Anh đang phải trải qua những ngày đen tối nhất trong lịch sử thị trường tài chính của mình.

Cơn địa chấn ở Anh không dừng lại ở phạm vi châu Âumà còn đang tạo ra một hiệu ứng lan truyềnkhắp thế giới. Vừa mới bắt đầu mở cửa, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã phải đón nhận một cơn ác mộng, khi chỉ số Dow Jones giảm liền 500 điểm, buộc sàn giao dịch New York thậm chí phải tăng mức ngừng giao dịch cho tất cảcổ phiếu lên thêm 10% - một động thái lường trước khả năng cơ chế ngắt cầu dao mọi giao dịch có thể xảy ra, ở mức sụt giảm 20%.

TTCK Nhật Bản cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, thậm chí còn bi đát hơn, khi đã có lúc phải ngừng giao dịch do chỉ số Nikkei giảm quá mạnh do cơ chế ngắt cầu dao đã được kích hoạt. Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới thậm chí đã lên tiếng cam kết sẽ can thiệp ngay lập tức trong trường hợp thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, các tài sản được xem là có tiềm năng dự trữ như vàng hay đồng yen Nhật thì tăng giá rất mạnh, vốn được xem là phản ứng sau khi các nhà đầu tư bán tháo đồng bảng Anh và chọn một loại tài sản tích trữ an toàn hơn.

Tuy nhiên, trong cơn hỗn loạn có quy mô toàn cầu đó, vẫn có những quốc gia có thể mỉm cười, đó là Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Không phải hai quốc gia này không phải hứng chịu những thiệt hại lớn do Brexit gây ra, đặc biệt là Trung Quốc khi nền kinh tế số hai thế giới được đánh giá là sẽ chịu tác động rất lớn từ sự kiện này khi mà EU đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ. Tuy vậy, những lợi ích về dài hạn của Trung Quốc sau sự chia tách giữa Anh và EU này thì lại đang cực kỳ rõ ràng.

Về cơ bản, sự chia tay giữa Anh và EU đối với Trung Quốc đang đi theo đúng hướng mà nước này mong muốn: chia để trị. Sự thống nhất ở mức độ cao về các vấn đề thương mại quốc tế giữa Anh và EU trong thời gian qua là một điều bất lợi với Trung Quốc, chính việc ngành sản xuất thép ở Anh bị thiệt hại nghiêm trọng do thép nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng tăng mức áp thuế đối với thép Trung Quốc trên quy mô toàn châu Âu. Nước Anh vốn có một vị thế rất lớn tại liên minh châu Âuvà khi London lên tiếng yêu cầu thì Brussel sẵn sàng xem xét việc tăng mức áp thuế đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc trên toàn bộ phạm vi liên minh là điều dễ dàng xảy ra – một điều không dễ xảy ra nếu như không có sự vận động của chính phủ Anh khi mà thiệt hại của ngành thép ở châu Âu lục địa ít hơn.

Khi Anh rời khỏi EUvà có thể kích hoạt làn sóng một số quốc gia khác cũng rời khỏi liên minh châu Âu, vị thế của EU với Trung Quốc trong vấn đề thương mại và kinh tế sẽ giảm hẳn. Cũng tương tự như câu chuyện bẻ bó đũa, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều lợi ích về thương mại hơn nếu đàm phán riêng lẻ với từng quốc gia châu Âu thay vì đàm phán với một ủy ban chung của EU mà các nhà lãnh đạo có tiếng là cứng rắn của Đức hay Pháp chi phối. Thủ tướng Đức Angela Merkel hay tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ khó có thể ép buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề thương mại giữa nước này với EU khi mà Anh và có thể là một số nước khác rời khỏi liên minh.

Tuy nhiên, quốc gia được hưởng lợi ích lớn nhất và có thể là sớm nhất trong thời điểm hiện tại, phải là Nga. Khác với Trung Quốc vốn có EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và chịu khá nhiều thiệt hại khi Brexit diễn ra, Nga gần như chẳng mất mát gì sau sự kiện này khi mà quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và EU đã bị đình trệ từ 2 năm qua. Thậm chí, Brexit xảy ra lại đúng với kịch bản mà tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự mong chờ nhất, vì lợi ích mà nó đem lại cho Nga cả về ngắn hạn lẫn dài hạn là cực lớn. Việc Anh rời khỏi EUvà dẫn tới những biến động dữ dội về kinh tế mà cả Anh lẫn châu Âu lục địa phải hứng chịu (theo dự đoán sẽ kéo dài ít nhất là trong 2 năm) sẽ có lợi cho Nga, vì cả Anh lẫn EU sẽ đều có nhiều lý do hơn trong việc nối lại quan hệ thương mại và kinh tế với Nga để bù đắp lại những thiệt hại mà Brexit gây ra cho cả hai bên.

Ngoài ra, Nga cũng có thể sẽ được hưởng lợi về mặt chính trị, việc Anh rời EU đang được xem là sẽ kích hoạt cho một loạt các nước khác cũng rời khỏi liên minh châu Âu, trong đó có khá nhiều nước mà Nga có thể tranh giành ảnh hưởng, đó là Thụy Điển và Đan Mạch ở khu vực Scandinavie, ở Đông Âu là Ba Lan.

Việc EU suy yếu sau sự ra đi của Anh cũng sẽ khiến Nga có lợi hơn trong vấn đề kinh tế với Ukraine – quốc gia được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do sự hỗ trợ của EU sẽ giảm đi sau sự ra đi của Anh. Trung Quốc sẽ chỉ được hưởng lợi về kinh tế và thương mại nếu EU tan rã và sụp đổ, còn Nga thì hưởng lợi về mọi mặt nếu kịch bản đó xảy ra. Dĩ nhiên, một cường quốc ở châu Âu và luôn có xu hướng xung đột về lợi ích với liên minh châu Âu như Nga thì chẳng có lý do gì để phản đối việc EU tan rã và sụp đổ cả.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga hay Trung Quốc sẽ hưởng lợi khi Brexit diễn ra?