Ngày 17.5, giới chức chính quyền Nga cho biết 3 nhà khoa học chuyên về tên lửa siêu thanh đang phải đối mặt với cáo buộc tội danh phản quốc "rất nghiêm trọng".

Nga cáo buộc 3 nhà khoa học tên lửa siêu thanh tội phản quốc

Đan Thuỳ | 18/05/2023, 11:40

Ngày 17.5, giới chức chính quyền Nga cho biết 3 nhà khoa học chuyên về tên lửa siêu thanh đang phải đối mặt với cáo buộc tội danh phản quốc "rất nghiêm trọng".

Điện Kremlin cho biết 3 nhà học người Nga gồm Anatoly Maslov, Alexander Shiplyuk và Valery Zvengintsev từng nghiên cứu về công nghệ tên lửa siêu thanh đang bị điều tra về tội phản quốc với "những cáo buộc rất nghiêm trọng". Vụ việc này phát đi hồi chuông báo động trên khắp cộng đồng khoa học Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông có biết về một bức thư ngỏ từ các nhà khoa học Siberia lên tiếng bảo vệ 3 nhà khoa học này nhưng vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan an ninh. 

f60e4daa-4924-46f3-8a7f-35e18c81281b_4b3d990a.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm trung tâm kiểm soát quốc phòng ở Moscow để giám sát vụ phóng thử tên lửa siêu thanh Avangard vào năm 2018 - Ảnh: AFP

Trong một bức thư được công bố ngày 15.5, các đồng nghiệp của 3 nhà khoa học trên đã lên tiếng phản đối cáo buộc, nhấn mạnh các nhà khoa học đều vô tội và nói rằng các vụ truy tố gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền khoa học của Nga.

"Ngay cả bây giờ, những sinh viên giỏi nhất từ ​​chối làm việc với chúng tôi, và những nhân viên trẻ giỏi nhất của chúng tôi đang rời khỏi khoa học. Một số lĩnh vực nghiên cứu cực kỳ quan trọng để đặt nền tảng cơ bản cho công nghệ hàng không vũ trụ trong tương lai đã phải đóng cửa vì nhân viên sợ tham gia vào nghiên cứu như vậy", một đoạn trong bức thư cho biết. 

Trong khi đó, các bản thông báo về các hội nghị học thuật trong nhiều năm qua cho thấy 3 nhà khoa học bị bắt từng thường xuyên tham gia các hội nghị.

Năm 2012, hai nhà khoa học Maslov và Shiplyuk đã trình bày kết quả thử nghiệm thiết kế tên lửa siêu thanh tại hội thảo ở Tours (Pháp). Năm 2016, cả 3 nhà khoa học đều là tác giả của một chương sách có tựa đề "Các cơ sở siêu thanh trong thời gian ngắn để nghiên cứu khí động học tại ITAM (Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich ở Novosibirsk) tại Nga". 

Lâu nay Tổng thống Vladimir Putin vẫn luôn tuyên bố Nga là quốc gia dẫn đầu thế giới về tên lửa siêu thanh, có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 10 (khoảng 12.250 km/h) để né các hệ thống phòng không của đối thủ. Ngày 16.5, Ukraine cho biết đã phá huỷ 6 vũ khó loại này chỉ trong một điểm song Nga đã bác bỏ điều này.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga cáo buộc 3 nhà khoa học tên lửa siêu thanh tội phản quốc