Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhiều hơn dự kiến trong quý 1 do việc triển khai tiêm phòng vắc xin chậm chạp và đợt bùng phá COVID-19 mới ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân.

Nền kinh tế Nhật Bản tụt dốc do làn sóng COVID-19 mới làm giảm chi tiêu

Hoàng Phương | 18/05/2021, 21:00

Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhiều hơn dự kiến trong quý 1 do việc triển khai tiêm phòng vắc xin chậm chạp và đợt bùng phá COVID-19 mới ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân.

Chi tiêu vốn cũng giảm bất ngờ và tăng trưởng xuất khẩu chậm lại đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải vật lộn để thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm.

Một số nhà phân tích nhận định, tình trạng khẩn cấp kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ Nhật Bản có thể tụt dốc trở lại trong quý 2/2021 và quay trở lại thời kỳ suy thoái, được định nghĩa là hai quý suy thoái liên tiếp.

Yoshimasa Maruyama, nhà kinh tế trưởng thị trường tại SMBC Nikko Securities, cho biết: “Tình trạng thiếu chip toàn cầu khiến xuất khẩu chậm lại rõ rệt, kéo theo đó là chi tiêu vốn. Tiêu thụ có thể vẫn sẽ trì trệ, làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế trong quý hiện tại".

Nền kinh tế suy giảm 5,1% trong quý đầu tiên, nhiều hơn mức dự báo giảm 4,6% và so với mức tăng 11,6% trong quý trước, dữ liệu của chính phủ cho thấy vào ngày 18.5.

Sự sụt giảm chủ yếu là do tiêu dùng cá nhân giảm 1,4% sau khi tình trạng khẩn cấp để chống lại đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hướng đến chi tiêu cho quần áo và ăn uống.

Tuy nhiên, sự sụt giảm lớn hơn dự kiến ​​cũng phản ánh sự sụt giảm bất ngờ 1,4% trong chi tiêu vốn, điều này làm đảo lộn kỳ vọng của thị trường về một mức tăng 1,1% khi các công ty giảm chi tiêu cho thiết bị máy móc và ô tô.

Trong khi xuất khẩu tăng 2,3% nhờ nhu cầu tiêu thụ ô tô và thiết bị điện tử trên toàn cầu phục hồi, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng 11,7% của quý trước. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại với một nền kinh tế vẫn đang quay cuồng vì nhu cầu trong nước yếu kém.

Dữ liệu cho thấy, nhu cầu trong nước giảm 1,1% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi xuất khẩu ròng giảm 0,2 điểm.

hghni4j7e5myvl6ex5663rnaee.jpg
Người đi bộ đeo khẩu trang trong giờ đi làm tại một khu thương mại ở Tokyo, Nhật Bản  sau đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “Nhu cầu trong nước yếu kém cho thấy những tác động bất lợi từ COVID-19 vẫn chưa được giảm bớt".

Dữ liệu cho thấy, bất chấp các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ, nền kinh tế Nhật Bản đã sụt giảm một mức kỷ lục 4,6% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2021.

Các nhà phân tích tại tập đoàn ING viết trong một báo cáo nghiên cứu: "Chắc chắn sẽ có giải pháp đổ tiền tài chính vào vấn đề này để làm dịu bớt hậu quả, tuy nhiên sau khi đã đổ quá nhiều tiền, rất khó để thấy điều này có nhiều tác động ngoài lề", nói thêm rằng họ đã tính toán rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ suy giảm một lần nữa trong quý hiện tại.

"Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như đã cạn kiệt các ý tưởng kích thích kinh tế mới, vì vậy chúng tôi không kỳ vọng bất kỳ điều gì mới từ họ ngoài việc kéo dài các biện pháp hiện thời", trích báo cáo.

Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura đổ lỗi cho việc GDP yếu kém chủ yếu do các biện pháp hạn chế để chống lại đại dịch, nói thêm rằng nền kinh tế vẫn còn "tiềm năng" để phục hồi.

Ông nói với các phóng viên: "Đúng là chi tiêu cho dịch vụ có thể sẽ vẫn chịu áp lực trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, nhưng xuất khẩu và sản lượng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi tăng trưởng ở nước ngoài".

Sự phục hồi dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản đã đi vào bế tắc khi tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng các biến thể coronavirus, buộc chính phủ phải áp đặt lại các biện pháp hạn chế chỉ 10 tuần trước khi Thế vận hội Olympic Tokyo diễn ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nền kinh tế Nhật Bản tụt dốc do làn sóng COVID-19 mới làm giảm chi tiêu