Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể cân nhắc việc đưa các quốc gia Mỹ Latinh trở thành đối tác như Colombia, nhưng loại trừ khả năng cho phép Brazil làm thành viên chính thức như đề nghị từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

NATO muốn các nước Mỹ Latinh trở thành đối tác

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 04/04/2019, 15:39

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể cân nhắc việc đưa các quốc gia Mỹ Latinh trở thành đối tác như Colombia, nhưng loại trừ khả năng cho phép Brazil làm thành viên chính thức như đề nghị từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp cấp bộ trưởng của khối tại Washington: “NATO đến năm 2017 vẫn chưa có đối tác nào ở Mỹ Latinh, nhưng cùng năm đó chúng tôi có đối tác đầu tiên là Colombia. Chuyện này tốt cho NATO lẫn nước đối tác”.

“Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể xem xét để quốc gia Mỹ Latinh khác trở thành đối tác, tạo nền tảng lẫn khuôn khổ hợp tác chính trị và thực tế một cách chặt chẽ hơn”, theo Tổng thư ký Stoltenberg.

Tổng thống Trump tháng trước nói với người đồng cấp Jair Bolsonaro rằng ông sẽ chọn Brazil làm “đồng minh quan trọng không thuộc NATO”. Nhà lãnh đạo Mỹcòn ngỏ ý tiến xa hơn bằng cách ủng hộ chiến dịch trao tư cách thành viên NATO cho Brazil.

Tư cách thành viên NATO hiện chỉ giới hạn trong các nước Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Mỹ. Đối tác của khối gồm Úc, New Zealand, Thụy Điển, Phần Lan, Colombia, Afghanistan, Iraq, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Pakistan.

NATO đã trải 70 năm hoạt động - Ảnh: PRI

Về trường hợp Brazil, Tổng thư ký Stoltenberg cho biết quốc gia này có thể ra đề nghị làm đối tác và tất cả 29 nước NATO sẽ thảo luận. Tuy nhiên ông nhấn mạnh: “Đối tác không phải thành viên. Nhưng chúng tôi làm việc với họ rất tốt. Đây là cách tăng cường hợp tác giữa khối cùng nước phi thành viên”.

Mối quan hệ NATO- Colombia chưa phải “đồng minh” nên đối tác Mỹ Latinh duy nhất của khối không nhất thiết phải tham gia hoạt động quân sự chung.

Còn “đồng minh quan trọng không thuộc NATO” ngụ ý nâng cấp quan hệ, cho phép một quốc gia hưởng ưu đãi khi mua khí tài Mỹ.

NATO qua 70 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu cũng như phải đối mặt không ít thách thức. Điều khiến các nước thành viên lo ngại nhất lúc này dường như chính là trụ cột Mỹ với Tổng thống Trump nhiều lần đặt nghi vấn về sự cần thiết phải duy trì khối quân sự, cũng như liên tục đòi hỏi đồng minh châu Âu gánh thêm chi phí quốc phòng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Quan chức Anh kêu gọi NATO đi đầu trong chạy đua vũ trang AI
Theo Reuters, quan chức cấp cao nội các Anh Pat McFadden nhân dịp phát biểu tại Hội nghị Phòng thủ không gian mạng NATO ngày 25.11, ông sẽ kêu gọi các đồng minh trong khối phải đi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo (AI) mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO muốn các nước Mỹ Latinh trở thành đối tác