Ngày 23.2, NASA đã công bố một thông tin chấn động rằng họ tìm thấy một "hệ mặt trời thứ 2", với nhiều hành tinh có cả đại dương và khí hậu vô cùng mát mẻ.

NASA phát hiện 'hệ mặt trời thứ 2' với 3 hành tinh có thể có sự sống

23/02/2017, 07:22

Ngày 23.2, NASA đã công bố một thông tin chấn động rằng họ tìm thấy một "hệ mặt trời thứ 2", với nhiều hành tinh có cả đại dương và khí hậu vô cùng mát mẻ.

Cận cảnh đồ họa một hành tinh trong

Các nhà khoa học của NASA tin rằng sự sống ngoài trái đất có thể được tìm thấy tại một trong 3 hành tinh trong "hệ mặt trời thứ 2" vốn chỉ cách trái đất 39 năm ánh sáng này.

Theo NASA, họ phát hiện ra hơn 7 hành tinh có kích cỡ tương đương với trái đất xung quanh một ngôi sao lùn gọi là Trappist-1, nằm trong chòm sao Bảo Bình.

3 hành tinh trong số đó nằm trong "vùng sinh sống" khi có nhiệt độ bề mặt từ 0 cho tới 100 độ C.

Trappist-1 và các hành tinh quay xung quanh nó

Cả 7 hành tinh đều có nước ở dạng lỏng, khí quyển và hai điều kiện này có nhiều nhất tại 3 hành tinh nằm trong "vùng sinh sống".

Phát hiện nói trên rõ ràng là thông tin gây chấn động vì từ trước đến nay có rất ít hành tinh đá giống trái đất được con người phát hiện.

"Phát hiện này là một phần quan trọng trong việc tìm kiếm môi trường sinh sống, nơi có lợi cho cuộc sống", ông Thomas Zurbuchen, người quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA tại Washington nói. Theo ông, "trả lời câu hỏi "chúng ta có đơn độc?" là một ưu tiên hàng đầu và việc tìm kiếm nhiều hành tinh giống như chúng ta là một bước tiến đáng kể để giải câu hỏi đó".

Có một vài điều thú vị về Trappist-1 và các hành tinh quay quanh nó. Vì Trappist-1 là một sao lùn, ít tỏa nhiệt nên nó cho phép các hành tinh nằm trong "vùng sinh sống" có thể có quỹ đạo sát sao mẹ hơn mặt trời của chúng ta.

Cụ thể, cả 7 hành tinh quay xung quanh Trappist-1 đều có khoảng cách gần sao chủ hơn cả sao thủy của hệ mặt trời. Các hành tinh này cũng bay theo một quỹ đạo "san sát" nhau.

Kích cỡ của 7 hành tinh gần như bằng trái đất và có chu kỳ quay xung quanh sao chủ chưa tới 1 tháng

Nếu một người đang đứng trên bề mặt của hành tinh này, họ có thể nhìn thấy mây và các đặc điểm địa chất của hành tinh gần đó. Thậm chí quang cảnh còn "ảo diệu" hơn khi kích thước của các hành tinh được thấy to hơn cả mặt trăng.

Chưa hết, các hành tinh có xu hướng không xoay chính nó, và một mặt luôn là ngày, mặt còn lại luôn là đêm. Điều này tạo ra nhiều kiểu khí hậu khác với trái đất như việc gió mạnh sẽ thổi chỉ từ hướng ngày sang hướng đêm.

Cuối cùng, nếu có sự sống tại Trappist-1 và sự sống này có trí thông minh, người ngoài hành tinh tại đây chắc chắn sẽ có "tuổi thọ" cao hơn chúng ta bởi 1 năm trên hành tinh của họ chỉ tương đương chưa đến 1 tháng tại trái đất.

"Hệ mặt trời thứ 2" đã được phát hiện bởi kính viễn vọng Spitzer của NASA, với sự giúp đỡ từ nhiều kính thiên văn trên mặt đất gồm cả kính viễn vọng cực lớn phía nam Đài quan sát châu Âu và một kính viễn vọng robot được vận hành bởi Đại học Liverpool John Moores (Anh).

Thiên Hà (theo Mirror)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA phát hiện 'hệ mặt trời thứ 2' với 3 hành tinh có thể có sự sống