CNN cho biết, quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ tồn tại từ thập niên 1970 cho đến nay nhưng đang bị chính quyền ở nhiều nơi hạn chế vì gây nguy hiểm.
Quốc tế

Mỹ xét lại quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ

Cẩm Bình 17:20 21/01/2024

CNN cho biết, quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ tồn tại từ thập niên 1970 cho đến nay nhưng đang bị chính quyền ở nhiều nơi hạn chế vì gây nguy hiểm.

Thập niên 1970 trở về trước, rẽ phải khi đèn đỏ chỉ là thói quen giao thông chỉ phổ biến ở California và một số bang miền Tây khác. Đến thập niên 1970, quy định này lan rộng ra toàn quốc vì khối Ả Rập ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ áp dụng với quốc gia ủng hộ Israel – trong đó có Mỹ. Chính quyền các địa phương lập luận rằng cho rẽ phải khi đèn đỏ giúp xe không cần về trạng tgái nghỉ tạm thời lúc dừng đèn, qua đó tiết kiệm xăng. Năm 1975, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật ràng buộc hỗ trợ năng lượng của liên bang với việc áp dụng quy định.

Năm 1972 có 13 bang cho rẽ phải khi đèn đỏ. Đến cuối thập niên đó, quy định này phổ biến ở hầu như tất cả các bang của Mỹ.

my.jpg
Mỹ xét lại quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ

Nhưng thời gian qua nhiều thành phố bắt đầu áp đặt lệnh hạn chế. Lần lượt Atlanta, Denver, Indianapolis, Washington D.C, Raleigh, Bắc Carolina… đề xuất hoặc thông qua luật cấm rẽ phải khi đèn đỏ áp dụng với khu vực trung tâm đông đúc, thậm chí trên toàn thành phố. Chính quyền địa phương tin rằng đề xuất này có thể giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ và người đi xe đạp.

Giáo sư quy hoạch đô thị Eric Dumbaugh (Đại học Atlantic) chỉ ra, rẽ phải khi đèn đỏ làm tăng lưu thông tại các giao lộ, đem đến nguy cơ ô tô đâm vào người đi bộ nghĩ vốn rằng đèn đỏ nên băng qua đường an toàn, xe tải cũng dễ đâm vào người đi xe đạp do không thấy họ rẽ phải.

Theo một khảo sát thực hiện ở TP.Indianapolis – nơi ghi nhận số người đi bộ thiệt mạng đạt kỷ lục vào 2022, khoảng 57% số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ trong 5 năm là do tài xế không nhường đường lúc qua giao lộ.

Ở TP.San Francisco, rẽ phải khi đèn đỏ gây ra chưa tới 1% tổng số vụ va chạm gây thương tích, nhưng lại chiếm 20% số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ hoặc người đi xe đạp.

Tuần trước, quan chức chính quyền TP.Atlanta Jason Dozier đề xuất cấm rẽ phải khi đèn đỏ với một số khu vực trên địa bàn để ưu tiên người đi bộ.

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Quan chức quản lý An toàn cao tốc Mỹ cho thấy trong năm 2022, trên toàn quốc có ít nhất 7.500 người đi bộ thiệt mạng – cao nhất kể từ năm 1981. Loạt nguyên nhân chính gồm tốc độ lái xe nhanh hơn, tài xế mất tập trung, đường sá không thuận lợi với người đi bộ, xe tải lẫn xe SUV ngày càng nặng.

Theo một nghiên cứu phân tích dữ liệu tai nạn trên địa bàn 6 bang nơi quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ được thông qua từ năm 1974 đến năm 1977, cộng thêm 3 bang nơi không thông qua, số vụ tai nạn ở bang thay đổi quy định đã tăng hơn 20%, đặc biệt ở đô thị.

Cấm rẽ phải khi đèn đỏ không phải “thuốc chữa bách bệnh” nhưng giúp giảm rủi ro cho người đi bộ, theo giáo sư Dumbaugh.

Tuy nhiên, nỗ lực cấm quy định trên gặp phải phản đối gay gắt từ tài xế lẫn cá nghị sĩ. Họ lập luận cho rẽ phải khi đèn đỏ giúp tăng tốc độ lẫn sự dễ dàng trong lưu thông. Một số nghị sĩ bang Atlanta bác đề xuất của ông Dozier vì cho rằng xe không được rẽ phải khi đèn đỏ sẽ gây ra tắc nghẽn nếu thành phố có sự kiện lớn, cũng như tổn hại hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn.

Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ xét lại quy định cho rẽ phải khi đèn đỏ