Trong chuyến công du Nam Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố các nước Mỹ La-tinh bán chủ quyền lãnh thổ cho Nga và Trung Quốc, là hai quốc gia dùng việc mua bán vũ khí và cho vay tiền để gây ảnh hưởng ở khu vực này.

Mỹ tố các nước Nam Mỹ bán đất cho Nga, Trung Quốc

Trần Trí | 17/08/2018, 14:28

Trong chuyến công du Nam Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố các nước Mỹ La-tinh bán chủ quyền lãnh thổ cho Nga và Trung Quốc, là hai quốc gia dùng việc mua bán vũ khí và cho vay tiền để gây ảnh hưởng ở khu vực này.

Theo báo Washington Times ngày 16.8 (giờ Mỹ), toàn bộ lý do chuyến đi Nam Mỹ của ông Mattis là “lấy lại những vùng đất đã mất” ở khu vực từng được xem là “sân sau” của Mỹ, nhưng 10 năm qua đã bịNga - Trung lập quan hệ kinh tế và quân sự.

Nga - Trung đã cắm rễ rất sâu ở Nam Mỹ, khó bật rễ được

Nhưng một số nhà phân tích cảnh báo: tầm bành trướng vào Nam Mỹ của Nga - Trung đã rất sâu, khó bật gốc rễ ra được.

Ví dụ năm 2009, các quan chức Trung Quốc cho chính phủ nữ Tổng thống Cristina Kirchner vay 10 tỉ USD, để bà ổn định giá trị đồng tiền Argentina, vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nước này.

Nhưng đổi lại, Trung Quốc được cấp một khu đất để xây một căn cứ theo dõi vệ tinh, gồm một tháp ăng-ten cao ngang 16 tầng phía dưới một chảo vệ tinh khổng lồ, ở vùng đồng bằng tỉnh Neuquen. Các quan chức Argentina nói các nhà thầu quân sự Trung Quốc chỉ được phép vào căn cứ này 2 giờ/ngày.

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Argentina giấu tên đã nói chuyện với Washington Times, Tổng thống Antonio Macri đã cố gắng thuyết phục Trung Quốc đóng căn cứtheo dõi vệ tinh ở tỉnh Neuquen, theo yêu sách của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người đã thăm Argentina năm 2017.

Nhưng Tổng thống Macri không thể làm gì cả, khi Bắc Kinh dọa sẽ đóng cửa thị trường Trung Quốc đối với đậu nành Argentina”.

Vị quan chức Argentina giấu tên - vì vai trò nhạy cảm của ông là điều phối chính sách an ninh giữa Mỹ với các quốc gia - nói với tờ báo Mỹ: “Trong những năm mà Mỹ bỏ rơi khu vực này, tầm ảnh hưởng của Nga - Trung đã mạnh lên”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng người đồng cấp Argentina - Ảnh: AP

Theo Washington Times, xem ra chính phủ Mỹ hy vọng nếu có các lãnh đạo bảo thủ ở chính trường Nam Mỹ, thì sẽ mở ra cơ hội cho Mỹ đẩy lùi sự lấn lướt của Nga - Trung “ở sân sau” của Mỹ.

Mới đây, các quan chức Mỹ đạt một thỏa thuận với Tổng thống Macri, một chính khách bảo thủ ở Argentina, để Mỹ lập căn cứ không xa căn cứ theo dõi vệ tinh của Trung Quốc ở tỉnh Neuquen. Báo giới địa phương đưa tin cơ sở Mỹ có thể trở thành một căn cứ không quân.

Từ vụ căn cứ Trung Quốc, lãnh đạo Lầu Năm Góc nỗ lực tái lập quan hệ quân sự với Argentina, nơi ông Mattis đến thăm ngày 15.8. Tại đây, ông nói quân đội Mỹ sẽ giúp Argentina bảo đảm an ninh cho hội nghị thượng đỉnh G-20, vốn sẽ diễn ra ở thủ đô Buenos Aires từ ngày 31.11 tới, với sự tham gia của lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Anh, Ấn Độ....

Ông Mattis không nói chính các sự hỗ trợ quân sự của Mỹ sẽ thế nào. Kênh truyền hình Telesur ở Nam Mỹ đưa tin có thể Mỹ cung cấp các máy bay siêu thanh, một tàu sân bay mang tên lửa,radar và phương tiện phòng vệ mạng.

Ngày 16.8, ông Mattis ký cam kết hợp tác chặt chẽ để chống các mối đe dọa an ninh mạng với chính phủ Chilê.

Trước đó vào đầu tuần, Bộ trưởng Mattis nói rõ với các nhà báo: các nước NamMỹ cần cảnh giác với việc quá thân cận với Trung - Nga. Khi ám chỉ việc Trung Quốc cho các chính phủ cánh tả ở Nam Mỹ vay hàng tỉ USD, ông nói: “Có nhiều cách để bị mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ... điều có thể xảy ra với các nước được tặng quà và cho vay tiền”.

Đô đốc hải quân Mỹ Kurt Tidd (sắp thôi làm chỉ huy quân Mỹ ở Nam Mỹ) cảnh báo: “Không hề có các chuẩn mực về minh bạch ngân hàng được quốc tế công nhận trong những thỏa thuận của các chính phủ Nam Mỹ với Trung Quốc”.

Trong 10 năm qua, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Nam Mỹ tăng gấp đôi, đạt 244 tỉ USD. Tại một hội thảo thương mại ở Brazil năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết mục tiêu của ông là tiếp tục tăng gấp đôi, để đạt 500 tỉ USD.

Lãnh đạo Mỹ La-tinh sang nhượng tài nguyên, đất đai cho Bắc Kinh

Các nhà phân tích nói các năm gần đây, việc Trung Quốc cho vay tiền đã giúp các lãnh đạo củng cố quyền lực ở Venezuela, Bolivia và Nicaragua. Nhưng các chính phủ này đã “cầm cố” nguồn tài nguyên và đất đai, để đổi lấy tiền vay của Bắc Kinh.

Trung Quốc hiện kiểm soát 70% nguồn dầu dự trữ của Venezuela, 90% của Ecuador, theo các báo cáo của chính phủ Mỹ. Nhưng các nhà phân tích thắc mắc về tầm cỡ Bắc Kinh đầu tư vào mảng sản xuất dầu thô.

James Humire, một nhà phân tích khu vực Mỹ La-tinh, nói: “Trung Quốc chơi trò dài hơi, ngồi trên nguồn tài nguyên để kiểm soát giá cả và sản lượng, trong khi đảm bảo nguồn cung dầu thô dài hạn cho nền kinh tế của riêng họ”.

Một cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí đa quốc gia PB (Anh) giấu tên, nói mạng lưới công ty Trung Quốc với một ma trận ở Venezuela luôn gian lận một cách có hệ thống.

Nhân vật này cũng từng làm việc cho một liên doanh Trung Quốc ở Nam Mỹ, nói sự gian lận này liên quan những “dự án ma”, chịu sự kiểm soát của các Sứ quán Trung Quốc, với mục đích chính là chuyển tiền về Trung Quốc.

Phố Tàu ở thủ đô Buenos Aires của Argentina - Ảnh: Times

Nga cũng nhảy vào mảng năng lượng của Nam Mỹ, hiện kiểm soát các dàn khoan dầu khí xa bờ của Venezuela. Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom cũng hiện diện ở Bolivia, thông qua các liên doanh với chính phủ Tổng thống Evo Morales, người rất cần khai thác để tăng nguồn khí tự nhiên bán qua Brazil và Argentina.

Có tin Trung Quốc đã đạt được các vụ sang nhượng khai thác tài nguyên mỏ của Bolivia, gồm độc quyền khai thác các mỏ lithium vốn cần thiết để tạo pin xe con chạy bằng điện, điện thoại di động và một số phần mềm điện toán.

Quân đội các nước Nam Mỹ sở hữu vũ khí Nga - Trung

Venezuela mua nhiều vũ khí Nga nhất trong 15 năm qua. Moscow được cho là đã bán số khí tài quân sự trị giá hơn 11 tỉ USD cho nước này, gồm chiến đấu cơ Su-30, trực thăng tấn công Mi-35, xe tăng, T-72 và hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.

Theo Washington Times, dù cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đã làm sập giá trị đồng tiền Venezuela, gây ra nạn thiếu lương thực và đẩy vô số dân chạy qua Colombia láng giềng, Nga vẫn giành sự ủng hộ quân sự cho chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro.

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela, ông Vladimiro Padrino cho biết phi công chiến đấu cơ Nga đã đến huấn luyện phi công Venezuela, trong lúc có cảnh báo có thể bùng nổ chiến tranh giữa nước này với Colombia. Tổng thống Maduro đã cáo buộc Colombia âm mưu lật đổ ông, và bao che “bọn khủng bố” đã ám sát hụt ông hôm 4.8.

Nhà phân tích Mỹ La-tinh R. Evan Ellis thuộc Học viện Bộ binh Mỹ nói: Trung Quốc cũng cạnh tranh để nắm thị trường vũ khí Venezuela, với Bắc Kinh đề nghị các khoản cho vay để mua vũ khí rẻ tiền hơn của Trung Quốc nhưng tương hợp với khí tài quân sự Nga mà Venezuela đã có.

Theo các tuyên bố của Bộ Quốc phòng Colombia, hải quân Venezuela đã có thể gắn ngư lôi “made in China” lên các tàu cao tốc PT do Nga sản xuất.

Còn có tin Trung Quốc trúng một quả hợp đồng quốc phòng lớn với Brazil, để phát triển hệ thống radar hải quân SissGAAz nhằm bảo vệ bờ biển Brazil.

Các công ty hàng không Trung Quốc cũng muốn trúng các hợp đồng với những chương trình không gian của Nam Mỹ. Họ đã cùng Venezuela, Brazil và Bolivia phát triển 6 vệ tinh và chúng đã được phóng vào quỹ đạo từ Trung Quốc.

Vĩnh Thụy (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tố các nước Nam Mỹ bán đất cho Nga, Trung Quốc