Nga vừa đề nghị cho nông dân Trung Quốc muốn trồng đậu nành thuê đất ở vùng Viễn Đông Nga, một quan chức Nga thừa nhận lô đất dự tính cho thuê đó ở vùng hẻo lánh và cằn cỗi, không màu mỡ nên khó đạt sản lượng cao.

Nga cho Trung Quốc thuê đất cằn cỗi trồng đậu nành

Trần Trí | 17/08/2018, 05:52

Nga vừa đề nghị cho nông dân Trung Quốc muốn trồng đậu nành thuê đất ở vùng Viễn Đông Nga, một quan chức Nga thừa nhận lô đất dự tính cho thuê đó ở vùng hẻo lánh và cằn cỗi, không màu mỡ nên khó đạt sản lượng cao.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Valery Dubrovskiy, Giám đốc Cơ quan Đầu tư-xuất khẩu Viễn Đông Nga (một cơ quan bất vụ lợi) nói nhiều công ty Trung Quốc đã quan tâm ý định cho thuê 3 triệu hectađất nông nghiệp ở vùng Viễn Đông Nga.

Ông Dubrovskiy nói lô đất canh tác này thích hợp với việc lập trại chăn nuôi, hoặc để trồng ngũ cốc, khoai tây và đậu nành, và ông nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng đa phần sự đầu tư đến từ Trung Quốc, cụ thể là 50%, Nga đầu tư 25% và 25% còn lại từ các nước khác, như Hàn Quốc, Nhật Bản”.

Theo bà Jiayi Zhou, nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm(SIPRI), từ nhiều năm qua, Moscow cố gắng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế vùng Viễn Đông Nga, gồm trao quyền canh tác miễn phí cho người Nga hồi năm 2016.

Nhưng cơ sở hạ tầng và vận tải ở đó rất kém chất lượng, trong khi lại không có vùng nông nghiệp gần thành thị để nông sản dễ ra chợ, theo bà Zhou.

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, và sau khi Bắc Kinh áp mức thuế 25% đánh lên đậu nành nhập khẩu từ Mỹ,người Trung Quốc rất ưa loại đậu này lâm cảnh “đói” đậu nành. Từ đó, nông dân Trung Quốc có thể ưng đề nghị lô đất bao la ở vùng trồng đậu nành chủ đạo ở Viễn Đông Nga.

Theo số liệu của Cơ quan nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) Trung Quốc đã giảm đáng kể việc mua đậu nành của Mỹ. Kết quả là từ giữa tháng 7.2017 đến tháng 5, Trung Quốc mua 850.000 tấn đậu nành của Nga.

Nhưng đấy chỉ là một phần trong 800 triệu tấn đậu nành mà Trung Quốc đã nhập trong năm nay, theo số liệu mới nhất của hải quan Trung Quốc. Trước đó, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói đã tăng sản lượng trồng đậu nành lên đáng kể, nhằm đối phó mối đe dọa bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Chuyên gia Trương Hân chuyên nghiên cứu về Nga thuộc Đại học Hoa Đông ở Thượng Hải, nói việc Nga rao cho nước ngoài thuê đất nông nghiệp ở vùng Viễn Đông Nga là một dấu hiệu cho thấy cả Moscow và Bắc Kinh đều muốn tăng cường hợp tác nông nghiệp, nhưng vẫn còn đó nhiều trở ngại cho việc nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất ở vùng này.

Ông nhấn mạnh: “Ở vùng Viễn Đông Nga luôn có sự phản kháng chính trị, gồm từ người dân, đối với các công ty Trung Quốc thuê đất để làm nông nghiệp. Họ sợ có quá nhiều ngườiTrung Quốc kéo sang sinh sống và làm việc, và họ bất mãn với phương pháp canh tác của Trung Quốc, như việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón".

Ông nói thêm: “Quyết định cho thuê đất hay không là tùy Moscow, nhưng điều này cũng cần đạt được sự đồng thuận với người dân địa phương”.

TheoSCMP(Hồng Kông), trong khi đề nghị này phản ánh sự gia tăng hợp tác giữa nông nghiệp Trung Quốc với vùng Viễn Đông Nga trong vài năm qua, các nhà quan sát lại nghi ngờ chất lượng lô đất mà Nga tính cho nông dân Trung Quốc thuê.

Dmitri Rylko, một giám đốc của Viện tư vấn-nghiên cứu thị trường nông sản Nga, nói đa phần đất màu mỡ ở vùng Viễn Đông Nga đã có nông dân Nga sở hữu, dù các công ty Trung Quốc ngày càng muốn ký hợp đồng thuê cùng các thỏa thuận tạm thời khác.

Ông Rylko nói: “Phần đất tốt nhất đã có người địa phương canh tác triệt để, nên nếu các công ty Trung Quốc muốn có thêm đất, thì chủ yếu sẽ là đất ở những vùng hẻo lánh, sản lượng kém”.

Ngoài nông sản, Nga-Trung cũng tăng cường hợp tác về mảng nông nghiệp, với Nga mua thuốc trừ sâu và nông cụ “made in China”. Nhưng Sinegovskiy Mikhail Olegovich, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu đậu nành toàn Nga, nói: “Nhưng chúng ta cần đầu tư vào dây chuyền xử lý nông sản, chứ không vào việc trồng trọt rau củ quả bình thường”.

Trung Trực (theo SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga cho Trung Quốc thuê đất cằn cỗi trồng đậu nành