Chiến lược ngoại giao của Mỹ tại Trung Đông đang có vấn đề khi liên tiếp gặp trục trặc với Ả Rập Saudi, Iran và giờ là Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vừa tuyên bố hạn chế các dịch vụ cấp visa đối với Mỹ.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ căng thẳng, chiến lược ngoại giao Mỹ có vấn đề

Anh Tú | 09/10/2017, 06:26

Chiến lược ngoại giao của Mỹ tại Trung Đông đang có vấn đề khi liên tiếp gặp trục trặc với Ả Rập Saudi, Iran và giờ là Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vừa tuyên bố hạn chế các dịch vụ cấp visa đối với Mỹ.

Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Mỹ đã ra thông báo rằng các cơ sở ngoại giao của họ trên đất Mỹ sẽ hạn chếdịch vụcung cấp visa cho các công dân Mỹ. Đây là động thái trả đũa chỉ vài giờ sau khi người Mỹ thông báo đang hạn chế dịch vụ cấp visa trên đất Thổ và đánh giá lại về tình hình an ninh cho các nhân viên và cơ sở ngoại giao của Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.

Sở dĩ Mỹ bực mình với chính quyền Ankara là do một nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul bị bắt giữ vì cáo buộc liên quan đến giáo sĩFethullah Gulen, một nhà lãnh đạo Hồi giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ankara cáo buộc Gulen đứng đằng sau nỗ lực đảo chính thất bại vào năm ngoái và đòi Mỹ phải dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ.Gulen phủ nhận sự liên quan và Mỹ không thực hiện yêu cầu dẫn độ.

Washington nói rằng vụ bắt giữnhân viên của họlà sự"quấy nhiễu sâu sắc". Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định nhân viên lãnh sự của Mỹ bị họ bắt là Metin Topuz, một công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời Ankara cho biết Topuz bị bắt hôm thứ Tư tuần trước vì tội gián điệp và âm mưu phá hoại trật tự hiến pháp và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ Gulen chỉ là một phần trong căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ gần đây. Thực ra, sau vụ đảo chính hụt năm ngoái thì hai bên đã gắng làm lành, đặc biệt là khi Mỹ có Tổng thống mới. Hồi tháng 5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tới Mỹ và khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Thế nhưng, những diễn biến gần đây khiến hai nước bị đẩy xa nhau. Sự ủng hộ quân sự của Washington đối với các chiến binh YPG người Kurd ở Syria đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ hoài nghi về lòng chân thành của người Mỹ. Nhóm YPG bị Ankara xem là một phần mở rộng của PKK (bị Ankara coi là khủng bố), đã tiến hành chiến dịch vũ trang ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt ba thập kỷ.

Dường như chiến lược ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trumptại khu vực Trung Đông đang có vấn đề thực sự. Họ vừa khiến Ả Rập Saudi xích lại gần Nga hơn qua việc Quốc vương Ả Rập Saudi đến thăm Moscow bàn việc mua bán vũ khí. Tuần qua, Mỹ còn khiến Iran nổi giận khi tính áp đặt các gói trừng phạt mới liên quan đến chương trình tên lửa của Tehran. Và giờ là đến lượt Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt phản ứng Washington.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ căng thẳng, chiến lược ngoại giao Mỹ có vấn đề