Vì lo ngại tên lửa Triều Tiên, quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm địa điểm để triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở bờ tây nước Mỹ.

Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ tây

Cẩm Bình | 04/12/2017, 13:35

Vì lo ngại tên lửa Triều Tiên, quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm địa điểm để triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở bờ tây nước Mỹ.

Theo nghị sĩ Mike Rogers, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ và là Chủ tịch Tiểu ban Vũ khí chiến lược chuyên theo dõi công tác phòng thủ tên lửa, Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan đưa ra kế hoạch này, tiền chi cho các hệ thống phòng thủ tên lửa mới không nằm trong ngân sách quốc phòng 2018 của Washington.

Ông Rogers cho hay: “Chỉ là vấn đề chọn vị trí triển khai. MDA đã đề xuất một số điểm phù hợp với tiêu chí mà cơ quan này đưa ra và không ảnh hưởng đến môi trường”. Hiện đang có vài nơi “cạnh tranh nhau” để được triển khai hệ thống phòng thủ, theo ông Rogers.

Nghị sĩ Rogers, cùng nghị sĩ Adam Smith đều khẳng định hệ thống được chọn triển khai là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do hãng Lockheed Martin phát triển. Cũng theo hai nghị sĩ, số địa điểm triển khai THAAD vẫn chưa được xác định cụ thể.

THAAD là hệ thống phòng thủ đặt trên đất liền được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung, chỉ mất vài tuần để lắp đặt và có tính cơ động cao.

Ngoài hai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc và đảo Guam, Mỹ còn 7 hệ thống khác ở nhiều nơi, trong đó có một số ở căn cứ Fort Bliss (Texas), vị trí của số còn lại không được công bố.

Reuters cho biết phía Lockheed Martin từ chối bình luận về chuyện triển khai THAAD ở bờ tây, nhưng công ty này đảm bảo họ “sẵn sàng hỗ trợ nỗ lựcphòng thủ tên lửa của MDA và chính phủ Mỹ”.

Cách hệ thống THAAD hoạt động - Ảnh: Lockheed Martin

Trong một vụ thử vào tháng 7, THAAD đã bắn hạ thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung. Thành công này góp phần làm tăng uy tín chương trình phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ sau nhiều lần trì hoãn thử nghiệm và thất bại trước đó.

Hiện tại, Mỹ được bảo vệ bởi Hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD) lắp đặt ở Alaska và California, cùng hệ thống Aegis trên các tàu hải quân. Qua các lần thử nghiệm, tỷ lệ đánh chặn thành công của THAAD cao hơn đáng kể so với GMD.

Vào tháng 6, MDA đã thông báo với Quốc hội Mỹ rằng họ dự định triển khai thêm 52 hệ thống THAAD cho lục quân từ tháng 10.2017 đến tháng 9.2018, nâng tổng số hệ thống phòng thủ lên con số 210.

Kế hoạch triển khai THAAD ở bờ tây được tiết lộ, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 và khẳng định nó có thể bắn tới thủ đô Washington D.C. của Mỹ. Tên lửa này đạt độ cao quỹ đạo tới 4.500 km.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ tây