Theo các nhà khoa học Mỹ, việc không có khả năng phân biệt viêm phổi COVID-19 với viêm phổi do vi rút khác trong hình ảnh CT nên không nên coi trọng kết luận của các nhà khoa học Trung Quốc rằng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực (Chest Computed Tomography) có thể có hiệu quả để phát hiện COVID-19 ở bệnh nhân.

Mỹ không tin kết quả chụp cắt lớp vi tính ngực trong chẩn đoán mắc COVID-19

12/04/2020, 20:00

Theo các nhà khoa học Mỹ, việc không có khả năng phân biệt viêm phổi COVID-19 với viêm phổi do vi rút khác trong hình ảnh CT nên không nên coi trọng kết luận của các nhà khoa học Trung Quốc rằng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực (Chest Computed Tomography) có thể có hiệu quả để phát hiện COVID-19 ở bệnh nhân.

Bệnh viện nổi của Hải quân Mỹ tiếp nhận bệnh nhân ở Los Angeles - Ảnh: Reuters

Theo Annals on Internal Medicine, trước đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực (Chest Computed Tomography) có thể có hiệu quả để phát hiện COVID-19 ở bệnh nhân. Nhưng giờ đây, một nhóm chuyên gia Mỹ đã kiểm tra các phát hiện đó một cách chặt chẽ hơn và cảnh báo rằng kết quả CT dương tính chỉ hợp lý nếu xác suất xét nghiệm sơ bộ cho COVID-19 ở mức cao.Tốc độ lan truyền của dịch COVID-19 đòi hỏi các nhà khoa học phải có cùng tốc độ làm việc. Ban đầu, khi vừa bùng phát dịch, cần nhanh chóng phát triển một xét nghiệm chẩn đoán vi rút, còn bây giờ nhiệm vụ chính vẫn là phát triển một loại vắc xin hiệu quả.

Điều kiện làm việc khó khăn đã thay đổi quy trình xem xét các bài báo khoa học, còn bây giờ việc phân tích tài liệu nhanh hơn nhiều, các nhà khoa học trên thế giới cần dữ liệu mới về các đặc điểm diễn biến dịch COVID-19 và bản chất của SARS-Cov- 2.

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã tuyên bố rằng hình ảnh CT có hiệu quả hơn trong chẩn đoán ban đầu về COVID-19 so với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR - reverse transcriptase polymerase chain reaction). Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc đã được công bố trên trang web của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ. Các bài viết đã được xem xét bởi một nhóm các chuyên gia trong vòng 24 giờ.

Các nhà nghiên cứu Mỹ bày tỏ nghi ngờ về những phát hiện của các đồng nghiệp Trung Quốc.Theo họ, kết quả CT dương tính chỉ hợp lý nếu xác suất xét nghiệm sơ bộ cho COVID-19 ở mức cao. Đánh giá khoa học của họ được công bố trên Annals on Internal Medicine.

Luận cứ chính của các nhà khoa học Mỹ là việc không có khả năng phân biệt viêm phổi COVID-19 với viêm phổi do vi rút khác trong hình ảnh CT. Đáng chú ý là trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc, khía cạnh này cũng đã được nghiên cứu. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có thể phân biệt viêm phổi COVID-19 với các trường hợp khác "với độ đặc hiệu cao, nhưng độ nhạy vừa phải". Trong công trình của họ, các bác sĩ đã đánh giá một bộ hình ảnh CT ở những người bị viêm phổi COVID-19 so với hình ảnh với viêm phổi do vi rút khác.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy nhiều thiếu sót về phương pháp trong việc đánh giá hình ảnh, kể cả tỷ lệ phổ biến của các bệnh kèm theo và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 mà theo quan điểm của họ, không phân biệt rõ ràng các thay đổi bệnh lý. Các nhà khoa học Mỹ nhận xét rằng trong thời kỳ khó khăn này, cộng đồng khoa học đang chịu áp lực rất lớn, nhưng họ tin rằng thời gian xem xét 24 giờ là quá nhanh, không đủ để kiểm tra kỹ lưỡng. Họ nhấn mạnh rằng chụp cắt lớp vi tính không nên được sử dụng như một xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán COVID-19.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ không tin kết quả chụp cắt lớp vi tính ngực trong chẩn đoán mắc COVID-19