"Động thái được đề xuất của Mỹ nhằm ngăn tài trợ cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Trung Quốc sẽ chỉ có tác động tượng trưng chứ không thực tế với quốc gia đông dân nhất châu Á".

Mỹ hủy tài trợ cho phòng thí nghiệm ở Trung Quốc tác động gì đến khoa học và các đại dịch sau COVID-19?

Sơn Vân | 20/07/2022, 11:00

"Động thái được đề xuất của Mỹ nhằm ngăn tài trợ cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Trung Quốc sẽ chỉ có tác động tượng trưng chứ không thực tế với quốc gia đông dân nhất châu Á".

Điều này xảy ra sau khi những lãnh đạo Hạ viện Mỹ ủng hộ động thái cấm các cơ quan y tế công cộng của Mỹ, bao gồm Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tài trợ cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở 4 quốc gia gồm cả Trung Quốc, đặc biệt là khi phòng thí nghiệm vi rút học ở thành phố Vũ Hán vướng vào nghi vấn làm rò rỉ SARS-CoV-2 gây tranh cãi.

Không có quỹ nào có thể được cung cấp cho Viện Vi rút học Vũ Hán hoặc bất kỳ phòng thí nghiệm nào khác đặt tại một quốc gia được Ngoại trưởng xác định là đối thủ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran”, trích bản sửa đổi ngân sách tài khóa 2023 được Ủy ban Hạ viện Mỹ phê duyệt vào ngày 30.6.

Tạp chí Science tuần trước đưa tin, nếu được ký thành luật, biện pháp này có thể cắt đứt hàng triệu USD Mỹ tài trợ cho các lĩnh vực hợp tác nghiên cứu như HIV, ung thư, sức khỏe tâm thần và giám sát cúm. Tuy nhiên sẽ không có tác động đáng kể đến nghiên cứu y tế ở Trung Quốc, theo một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Bắc Kinh từ chối nêu tên vì ông không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Hầu hết quỹ cho các phòng thí nghiệm y tế của chúng tôi đến từ đất nước chúng tôi - từ các tổ chức như Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC), vì vậy nó sẽ không có tác động lớn đến các nhà nghiên cứu và tổ chức của chúng tôi nếu Mỹ cắt tiền”, ông nói.

NSFC, nguồn tài trợ chính cho nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc, đã rót hơn 31 tỉ nhân dân tệ (4,6 tỉ USD) vào lĩnh vực này năm 2021 và tăng ngân sách của mình lên 33 tỉ nhân dân tệ trong năm nay. Song có thể điều đó mang những ý nghĩa biểu tượng với hợp tác quốc tế, nhà miễn dịch học cho biết.

Ông nói: “Điều đó có nghĩa là các kênh liên lạc chính thức giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ bị cắt, gây bất lợi cho trao đổi quốc tế”.

Lawrence Gostin, Giám đốc của Viện O'Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown (Mỹ), nói dự luật này là ý tưởng tồi bởi các nhà khoa học nên đưa ra lời kêu gọi liệu một phần của nghiên cứu có giá trị cao với Mỹ và thế giới hay không.

Ông cảnh báo: “Bất cứ khi nào các chính trị gia chính trị hóa khoa học, mọi người đều trở nên tồi tệ hơn. Quay lưng lại với sự hợp tác trong đại dịch có khả năng làm cho Mỹ và toàn cầu kém an toàn hơn khi một đại dịch mới xuất hiện. Chúng ta sẽ gặp phải nhiều mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai".

Một số chính trị gia Mỹ đã kêu gọi cấm tài trợ cho các phòng thí nghiệm Trung Quốc khi cuộc tranh luận về nguồn gốc SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục.

my-huy-tai-tro-cho-phong-thi-nghiem-o-trung-quoc.jpg
Khuôn viên của Viện Vi rút học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc - Ảnh: TNS

Nhà tài trợ bản sửa đổi, Hạ nghị sĩ Chris Stewart, cho biết lệnh cấm sẽ đảm bảo rằng nghiên cứu sẽ không tiếp tục trong “môi trường không được kiểm soát”.

Cắt tài trợ của Mỹ cho nghiên cứu phe đối lập của chúng tôi, đặc biệt là các dự án của Trung Quốc, không nên là một vấn đề đảng phái”, chính trị gia đảng Cộng hòa bình luận.

Chris Stewart cho hay: “Có bằng chứng quan trọng cho thấy vi rút SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ Viện Vi rút học Vũ Hán. Chúng tôi không thể bỏ qua một thực tế đáng tiếc: Tiền đóng thuế của Mỹ đã được chuyển đến chính phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu nguy hiểm này và làm đảo lộn thế giới của chúng ta”.

Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào cho giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng “rất khó xảy ra” rằng SARS-CoV-2 có thể đã lan qua người ở Vũ Hán từ một phòng thí nghiệm.

Trong báo cáo được công bố vào tháng trước, WHO cho biết "các phần dữ liệu quan trọng" để giải thích cách đại dịch bắt đầu vẫn còn thiếu. Cuộc tranh luận về nguồn gốc SARS-CoV-2 cũng đặt ra câu hỏi về việc nghiên cứu coronavirus dơi ở Trung Quốc bằng tiền của Mỹ.

Có thông tin tiết lộ rằng nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận EcoHealth Alliance (Mỹ) đã nhận được 3,7 triệu USD từ NIH để tìm hiểu nguy cơ một loại vi rút dơi mới lây sang người ở Trung Quốc, như xảy ra trong đợt bùng phát dịch bệnh SARS năm 2002, và một phần của số tiền được chuyển đến Viện Vi rút học Vũ Hán.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của NIH và là cố vấn y tế hàng đầu cho Nhà Trắng, nói tại một phiên điều trần Quốc hội vào năm ngoái rằng “SARS-CoV-1 bắt nguồn từ loài dơi ở Trung Quốc”.

Thật là vô trách nhiệm với chúng ta nếu không điều tra vi rút dơi và huyết thanh học để xem ai có thể đã bị nhiễm”, ông Anthony Fauci nói.

Sars-CoV-1 là loại vi rút đã gây ra SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng), dịch năm 2002-2003 ảnh hưởng đến hơn 30 quốc gia và giết chết gần 800 người trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học khác tin rằng lệnh cấm tài trợ được đề xuất sẽ là tổn thất ngang nhau cho cả Trung Quốc và Mỹ, cũng như với các nhà nghiên cứu cá nhân, trong đó một số người kêu gọi giao tiếp giữa người với người.

Brian Hall, giáo sư về Sức khỏe toàn cầu tại Đại học New York (Mỹ), cho biết các nhà khoa học cần hợp tác với nhau để giải quyết những mối quan tâm cấp bách của toàn cầu. Ông nói: “Những gì khoản tài trợ này mang lại là cơ hội cho các nhóm Trung Quốc và Mỹ hiểu nhau hơn thông qua mối quan hệ công việc, điều này có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa người với người sâu sắc hơn”.

Brian Hall nói thêm rằng sự kết nối này có thể giúp hình thành niềm tin thúc đẩy sự phối hợp và phản ứng với các mối đe dọa như COVID-19.

Điều tôi lo sợ là sự suy thoái của những mối liên kết đó theo thời gian, cuối cùng sẽ dẫn đến những phản ứng không chính xác và thiếu sự cộng tác có thể kích thích những khám phá quan trọng cũng như chia sẻ kiến ​​thức kịp thời”, Brian Hall cho hay.

Lu Hongzhou, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là trưởng nhóm chuyên gia y tế ở thành phố Thâm Quyến về kiểm soát đại dịch, nói Trung Quốc có thể học hỏi được nhiều điều từ Mỹ.

Sẽ có một số tác động của bất kỳ sự đóng băng tài trợ nào nhưng chúng tôi muốn duy trì hợp tác giữa người và người với Mỹ và giảm tác động. Nếu chúng tôi muốn hợp tác, vẫn còn rất nhiều kênh”, Lu Hongzhou nói.

Bài liên quan
Vì sao nhiều nhà khoa học hàng đầu tin SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nhưng im tiếng?
Các nhà khoa học hàng đầu của Anh và Mỹ cho rằng có khả năng vi rút SARS-CoV-2 vô tình rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nhưng lo ngại rằng việc tranh luận sẽ gây hại cho khoa học Trung Quốc, theo trang The Telegraph.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ hủy tài trợ cho phòng thí nghiệm ở Trung Quốc tác động gì đến khoa học và các đại dịch sau COVID-19?