Tướng đứng đầu Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ (USTRANSCOM) Jacqueline Van Ovost nhận định nếu chiến tranh với một kẻ thù lớn nổ ra, Mỹ cần thực hiện công tác tiếp viện với tốc độ nhanh.

Mỹ định dùng công nghệ mới cho tiếp vận quân sự

Cẩm Bình | 05/02/2022, 11:22

Tướng đứng đầu Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ (USTRANSCOM) Jacqueline Van Ovost nhận định nếu chiến tranh với một kẻ thù lớn nổ ra, Mỹ cần thực hiện công tác tiếp viện với tốc độ nhanh.

Để thực hiện được thì USTRANSCOM cần dùng đến máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tối ưu hóa hoạt động hậu cần, tướng Van Ovost cho biết như vậy tại hội thảo trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức.

Theo tướng Van Ovost: “Chúng ta không đủ khả năng sàng lọc lượng dữ liệu khổng lồ trong một cuộc chiến tranh lớn. Chúng ta cần sử dụng máy học và AI biến dữ liệu thành kiến thức mà chúng ta có thể dựa vào đó để có thể đưa ra quyết định. Tạo lợi thế về ra quyết định giúp chúng ta có thời gian, không gian lẫn phương án cho giới lãnh đạo lựa chọn, qua đó giảm rủi ro và tăng hiệu quả”.

Tướng Van Ovost lưu ý rằng đồng minh cùng đối tác, và kể cả đối thủ của Mỹ đều đang đạt tiến bộ nhanh chóng ở lĩnh vực này. Mỹ cũng cần phát triển năng lực với mức độ tương tự.

“Nếu tập hợp được tất cả dữ liệu với nhau, chúng ta sẽ có bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra, đặc biệt ở tình huống bị phá sóng và không thể liên lạc. Có dữ liệu và có thể ra quyết định ở mọi cấp sẽ làm tăng hiệu quả tác chiến của chúng ta, của đồng minh cùng đối tác”, theo tướng Van Ovost.

qua3r6l3aumnb6lmm5ttnowaxzue.jpg
Tướng đứng đầu USTRANSCOM Jacqueline Van Ovost - Ảnh: USTRANSCOM

Tướng Van Ovost cũng rất hứng thú với tiềm năng dùng tên lửa không gian vận chuyển hàng quân sự đến bất cứ đâu trên thế giới. USTRANSCOM đã ký hợp đồng với một số công ty như SpaceX hay xArc nghiên cứu phương thức vận chuyển này.

SpaceX vào tháng 1 vừa rồi đã ký một hợp đồng chuyển hàng trị giá hơn 102 triệu USD với Bộ Quốc phòng Mỹ. Hợp đồng thuộc chương trình vận chuyển bằng tên lửa của Phòng Nghiên cứu không quân, nhằm khai phá tiềm năng chuyển hàng khối lượng lớn thông qua tên lửa đẩy với giá cả phải chăng mà SpaceX cùng một số công ty khác đưa ra thị trường trong những năm gần đây.

Ngoài ứng dụng công nghệ mới, tướng Van Ovost còn nhấn mạnh sự cần thiết phải tái cơ cấu loạt khí tài cũ kỹ lỗi thời, từ tàu chạy bằng hơi nước cho đến máy bay tiếp liệu. Đặc biệt là máy bay KC-10 Extender có chi phí duy trì hoạt động quá cao, hoặc KC-135 Stratotanker đã hoạt động từ rất lâu.

KC-46 Pegasus là phương án thay thế đáng giá, không chỉ thực hiện được nhiệm vụ sơ tán, tiếp liệu, vận chuyển mà còn có thể quan sát chiến trường, truyền dữ liệu cho lực lượng khác.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ định dùng công nghệ mới cho tiếp vận quân sự