Một tình nguyện viên bị bệnh “chưa thể giải thích được” khiến thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 của công ty Johnson & Johnson phải tạm dừng.

Một tình nguyện viên bệnh, Johnson & Johnson tạm dừng thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19

Cẩm Bình | 13/10/2020, 10:39

Một tình nguyện viên bị bệnh “chưa thể giải thích được” khiến thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 của công ty Johnson & Johnson phải tạm dừng.

Sau thông báo trên, hệ thống trực tuyến tuyển 60.000 tình nguyện viên thử vắc xin đã bị đóng. Một ủy ban chuyên môn độc lập sẽ bắt tay vào điều tra.

Johnson & Johnson nhấn mạnh sự kiện bất lợi như tình nguyện viên đổ bệnh, tai nạn hoặc kết quả y tế xấu là chuyện bình thường trong thử nghiệm lâm sàng vắc xin.

Vắc xin của Johnson & Johnson sử dụng vi rút gây bệnh cảm có tên AD26 (được làm yếu đi) để đưa vật liệu di truyền vi rút gây COVID-19 vào cơ thể người. Tế bào miễn dịch ghi nhận và sẽ tiêu diệt bất cứ mầm bệnh tương tự trong tương lai.

Không giống như nhiều vắc xin khác, sản phẩm do Johnson & Johnson phát triển chỉ cần tiêm 1 mũi nên dễ theo dõi tình trạng tình nguyện viên hơn. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 chỉ mới bắt đầu từ cuối tháng 9.

jnj.jpg
Johnson & Johnson chỉ mới triển khai thử nghiệm vắc xin COVID-19 giai đoạn 3 vào cuối tháng 9 - Ảnh: AP

Trước đó, hãng dược AstraZeneca cũng phải tạm dừng thử nghiệm do một tình nguyện viên tại Anh xuất hiện vài triệu chứng thần kinh liên quan đến chứng viêm tủy ngang. Giới chức đảo quốc sương mù sau khi xem xét dữ liệu an toàn đã bật đèn xanh cho khôi phục thử nghiệm ở nước này, tuy nhiên thử nghiệm tại Mỹ vẫn bị đình chỉ. Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) muốn xem xét kỹ lưỡng hơn.

Theo giáo sư Ian Jones thuộc đại học Reading: “Hệ quả tất yếu của thử nghiệm vắc xin nào đó ở quy mô lớn là một số người bỗng nhiên bị bệnh vì những nguyên nhân khác nhau”.

Leukocare - công ty Đức cũng tham gia cuộc đua phát triển vắc xin COVID-19 - đồng tình rằng vấn đề về độ an toàn lộ ra trong lúc thử nghiệm quy mô lớn là có thể đoán trước. Chỉ cần chứng minh được vấn đề không liên quan đến vắc xin thì thử nghiệm sẽ tiếp tục.

Còn giảng viên James Gill thuộc Trường Y Warwick nhận định: “Trong quá trình phát triển bất kỳ loại thuốc nào, người thử nghiệm sẽ xuất hiện tác dụng phụ. Họ cũng sẽ bị bệnh một cách tự nhiên khi đã tiêm vắc xin. Chúng ta đều biết vắc xin cúm không gây bệnh cúm, nhưng vài trường hợp không may trong khoảng thời gian họ được tiêm chủng”.

Trong khi Johnson & Johnson thông báo dừng thử nghiệm, hãng dược Pfizer lại cho biết họ vừa được FDA cấp phép mở rộng quy mô thử nghiệm trên đối tượng thiếu niên 12 - 15 tuổi nhằm hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin COVID-19 ở nhiều nhóm dân số khác nhau.

Hệ miễn dịch của trẻ em và thiếu niên khác với người trưởng thành. Vì vậy tìm ra loại vắc xin hiệu quả với nhiều nhóm dân số thuộc độ tuổi khác nhau là công việc khó khăn.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một tình nguyện viên bệnh, Johnson & Johnson tạm dừng thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19