Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều thương lái trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ngưng hoạt động, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại, hệ thống phân phối các chợ truyền thống đứt quảng. Trong khi đó, nhiều loại trái cây nông sản, rau quả, vào mùa thu hoạch đang lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy. Đâu là hướng giải quyết ?

Mở lối cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long

Văn Kim Khanh - Mỹ Tho | 01/08/2021, 18:49

Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều thương lái trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ngưng hoạt động, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại, hệ thống phân phối các chợ truyền thống đứt quảng. Trong khi đó, nhiều loại trái cây nông sản, rau quả, vào mùa thu hoạch đang lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy. Đâu là hướng giải quyết ?

  1. Đầu ra bị tắc

Ông Ngô Hoài Công, nông dân ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) người trồng 2 ha thanh long cho biết: “Vườn thanh long đang chín đỏ nhưng không có thương lái mua hàng. Thanh long ruột đỏ 2 tuần trước giá gần 10.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng giá cũng thấp tương tự. Với mức giá này thì nông dân bị thua lỗ nặng”.

mot-diem-thu-mua-nhan-o-tien-giang-anh-dang-van-tuan.jpg
Một điểm thu mua nhãn xuồng cơm vàng    Ảnh Đặng Văn Tuấn

Nhiều hộ dân trồng cây thanh long ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước (Tiền Giang) đang gặp khó khăn do chuỗi thu mua xuất khẩu đứt quãng. Ông Nguyễn Văn Tư Em, chủ cơ sở thu mua trái thanh long tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo cho biết: “Tôi đã đóng cửa kho thanh long hơn 10 ngày nay. Ở đây 10 người thu mua thanh long xuất khẩu thì 7 người đóng cửa”.

Tỉnh Tiền Giang nơi có diện tích thanh long hơn 8.000 ha, thanh long ruột đỏ có hơn 4.000 ha, diện tích thanh long cho trái hơn 6.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 180.000 tấn/năm. Ông Đặng Văn Tuấn, quyền Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang cho biết: “Bình thường thanh long được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, các thị trường khác thì ít, vì vậy, khi giản cách xảy ra, thanh long bế tắc đầu ra. Chúng tôi đang tích cực tìm đầu ra cho thị trường nội địa”

thanh-long-xuat-khau-truoc-day-my-tho.jpg
Một điểm thu mua thanh long xuất khẩu trước đây ở Tiền Giang  Ảnh Mỹ Tho

Ngoài ra, theo Sở Công thương Tiền Giang, tháng 8.2021, tỉnh dự kiến thu hoạch 57.000 tấn rau quả các loại, trong đó tiêu thụ trong tỉnh khoảng 15.000 tấn, số còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh khoảng hơn 40.000 tấn, số nông sản này nếu cân đối cung ứng cho TP.HCM và các đô thị tại ĐBSCL thì rất tốt.

Hiện nay, nhãn xuồng cơm vàng ở tỉnh Bến Tre cũng bị giảm giá mạnh và thị trường tiêu thụ trầm lắng, huyện Bình Đại hiện giá nhãn xuống thấp còn 9.000 đồng/kg, rất ít người mua. Chỉ tính riêng tại cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại có khoảng 200 ha nhãn xuồng trồng theo tiêu chuẩn VIET GAP, nhãn đã vào mùa thu hoạch nhưng đầu ra bế tắc. Hàng chục tấn nhãn đang chín mỗi ngày đang lâm vào bế tắc đầu ra.

Vĩnh Long hiện nay cũng đang bế tắc đầu ra khoai lang, số lượng sản phẩm sắp thu hoạch khoảng 20.000 tấn. Nhãn xuồng cơn vàng Vĩnh Long mỗi ngày thu hoạch khoảng 15 tấn, đầu ra không ổn định.

Tại Hậu Giang, nơi có 2.700 tấn nông sản, thủy sản đang tìm thị trường tiêu thụ, trong đó chôm chôm và nhãn mỗi thứ khoảng 100 tấn, rau màu cũng có cả trăm tấn đang thời kỳ thu hoạch. Vì vậy, giải pháp nào tiêu thụ nông sản đang là vấn đề cấp bách.

Đi tìm hướng mở

Để “giải cứu” trái nhãn đang gặp khó về thị trường, Tỉnh đoàn- Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức chương trình “kết nối tiêu thụ nông sản Bến Tre trong mùa Covid trên Fanpage Tuổi trẻ Bến Tre”. Chương trình này bước đầu chỉ giải quyết đầu ra vài tấn trái nhãn mỗi ngày.

Ông Lê Thành Dảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: "chúng tôi thống kê sản phẩm cần tiêu thụ chuyển cho Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Công thương để tìm thị trường tiêu thụ qua sự điều tiết của các bộ ngành trên".

thu-mua-dong-gio-nhan-truoc-day-my-tho.jpg
Một điểm thu mua nhãn xuồng com vàng   Ảnh Mỹ Tho

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hậu Giang cho rằng, hiện nay Hậu Giang gặp khó khăn cho đầu ra nông sản, thủy sản, tỉnh đang có kế hoạch thu mua cung ứng cho các cơ sở cách ly tập trung để phục vụ cho bà con và một số khác cung ứng cho các chợ trong tỉnh. Hậu Giang đang kết nối với Tổ 970 của Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương, tạo điều kiện đề tìm đầu ra cho nông sản, rau quả.

Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ cho biết: “Hiện nay, Bộ GTVT đã tạo ra luồng xanh trong cung ứng hàng hóa nông sản các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội tiếp tục. Bộ Công thương cũng đã kết nối với Sở Công thương 19 tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh phía Nam điều tiết tiêu thụ nông sản, hàng hóa các tỉnh. Đây cũng là cách các tỉnh điều tiết nông sản bế tắc đầu ra trong khi nhiều nơi khác đang thiếu nông sản, rau quả. Bước đầu sự kết nối và điều tiết nông sản có hiệu quả. Ngoài ra, Cần Thơ cũng thu mua nông sản phục vụ các điểm cách ly, cung ứng cho các siêu thị 0 đồng và tiêu thụ tại các chợ xuống phố, các điểm cung ứng hàng hóa bình ổn giá... tất cả để tiêu thụ nông sản trong thời gian gian cách”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mở lối cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long